Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng điều trị suy hô hấp mạn tính cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng thở máy dài hạn tại nhà
Luận văn y học Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng điều trị suy hô hấp mạn tính cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng thở máy dài hạn tại nhà.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh lý đường hô hấp thường gặp và là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Theo ước tính năm 2010 trên thế giới có khoảng 328 triệu người mắc bệnh và gây tử vong khoảng 2,9 triệu người [1], [2]. Ở Mỹ, bệnh ảnh hưởng tới khoảng 5% dân số, xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đứng sau bệnh tim mạch và ung thư [3]. Tổ chức Y tế thế giới dự báo vào năm 2030 BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 và gây tàn phế hàng thứ 7 trên thế giới [4].
BPTNMT được đặc trưng bởi sự hạn chế từ từ, không hồi phục hoàn toàn dòng khí thở, với các triệu chứng điển hình là ho, khạc đờm mạn tính. Diễn biến của bệnh kéo dài, xen kẽ những đợt bệnh ổn định là những đợt cấp gia tăng khó thở, ho, khạc đờm. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Suy hô hấp mạn tính là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh, xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn, biểu hiện bởi sự tăng PaCO2, giảm PaO2 máu động mạch. Bên cạnh những biểu hiện mệt mỏi, khó thở, giảm chất lượng cuộc sống thì những bệnh nhân suy hô hấp mạn còn có thêm tình trạng suy tim và tăng nguy cơ tử vong. Điều trị suy hô hấp mạn tính bao gồm các biện pháp dùng thuốc, kết hợp với liệu pháp oxy và thông khí nhân tạo không xâm nhập (TKNTKXN). Thông khí nhân tạo không xâm nhập tại nhà là một phương pháp đang được áp dụng rộng rãi giúp cải thiện tình trạng hô hấp của bệnh nhân, cải thiện các thông số khí máu, giảm tần số đợt cấp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Hiện tại trên thế giới có nhiều nghiên cứu về TKNTKXN trên những bệnh nhân suy hô hấp mạn do BPTNMT. Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Clini trên 102 bệnh nhân BPTNMT bị suy hô hấp mạn cho thấy TKNTKXN làm giảm nồng độ CO2 máu động mạch, giảm khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm 45% tỷ lệ nhập viện so với nhóm chỉ chỉ thở oxy đơn thuần [5]. Tuy nhiên, hiệu quả của TKNTKXN trên đối tượng bệnh nhân này vẫn đang còn nhiều tranh cãi.
Ở Việt Nam, việc áp dụng TKNTKXN điều trị suy hô hấp mạn được triển khai trong những năm gần đây, nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng điều trị ở những bệnh nhân này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng điều trị suy hô hấp mạn tính cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng thở máy dài hạn tại nhà” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp mạn.
2. Đánh giá thực trạng của thở máy dài hạn tại nhà trong điều trị suy hô hấp mạn tính của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ học 3
1.1.3. Bệnh sinh của BPTNMT 4
1.1.4. Sinh lý bệnh 6
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ 7
1.1.6. Chẩn đoán BPTNMT 8
1.1.7. Chẩn đoán mức độ nặng của BPTNMT 11
1.1.8. Điều trị BPTMNT giai đoạn ổn định 13
1.1.9. Hậu quả của BPTNMT 18
1.2. Suy hô hấp mạn tính 18
1.2.1. Khái niệm 18
1.2.2. Phân loại 19
1.2.3. Hậu quả của suy hô hấp mạn 19
1.2.4. Điều trị suy hô hấp mạn tính 20
1.3. Thông khí nhân tạo không xâm nhập 20
1.3.1. Các phương thức thông khí nhân tạo không xâm nhập 20
1.3.2. Chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập 22
1.3.3 Vai trò của TKNTKXN trong điều trị suy hô hấp mạn 22
1.3.4. Các tác dụng không mong muốn của thông khí nhân tạo không xâm nhập 23
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về thở máy dài hạn tại nhà ở bệnh nhân suy hô hấp mạn do BPTNMT 24
1.4.1. Các nghiên cứu được tiến hành tại nước ngoài. 24
1.4.2. Các nghiên cứu được tiến hành trong nước 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả loạt bệnh. 28
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 28
2.2.4. Quy trình nghiên cứu 28
2.2.5. Quy trình lắp máy thở 33
2.2.6 Bộ câu hỏi hô hấp Saint George SGRQ 34
2.2.7. Xử lý số liệu 37
2.2.8. Khía cạnh đạo đức của đề tài 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 38
3.1.1 Tuổi, giới 38
3.1.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 39
3.1.3 Tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ 40
3.1.4. Các bệnh kèm theo 40
3.1.5. Thời gian mắc bệnh 41
3.1.6. Số đợt cấp phải nhập viện trước thở máy không xâm nhập tại nhà 41
3.1.7. Giai đoạn của bệnh 41
3.2 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 41
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của nhóm nghiên cứu 41
3.2.2. Điểm CAT và mMRC 42
3.2.3 Triệu chứng hô hấp 43
3.3. Thực trạng thở máy không xâm nhập tại nhà 47
3.3.1.Thở máy 47
3.3.2. Liệu pháp oxy kết hợp 48
3.3.3. Các ảnh hưởng khó chịu của thở máy không xâm nhập 49
3.3.4. Chăm sóc, vệ sinh máy thở 50
3.3.5. Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân thở máy không xâm nhập tại nhà 50
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
4.1.1. Tuổi và giới 51
4.1.2. Bệnh kèm theo 51
4.1.3. Tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ 52
4.1.4. Giai đoạn bệnh 52
4.2 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 53
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 53
4.2.2. Cận lâm sàng 54
4.3. Thực trạng thở máy không xâm nhập ở những bệnh nhân suy hô hấp mạn tính do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 56
4.3.1. Kiểu thở, áp lực thở 56
4.3.2. Tần suất thở máy 57
4.3.3. Vệ sinh máy thở 57
4.3.4. Các tác dụng khó chịu khi thở máy 58
4.3.5. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân TKNTKXN tại nhà 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2014 11
Bảng 1.2. Chọn thuốc điều trị BPTNMT giai đoạn ổn định theo GOLD 2014 15
Bảng1.3. Các biện pháp điều trị BPTNMT không dùng thuốc giai đoạn ổn định 17
Bảng 2.1. Phân loại BMI của người châu Á 31
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu 38
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.3. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào của nhóm nghiên cứu 40
Bảng 3.4. Giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.5. Điểm CAT 42
Bảng 3.6. Các triệu chứng lâm sàng 43
Bảng 3.7. Công thức máu trong nhóm nghiên cứu 44
Bảng 3.8. Khí máu động mạch của nhóm nghiên cứu 45
Bảng 3.9. Các dấu hiệu bất thường trên điện tâm đồ 46
Bảng 3.10. Các dung tích phổi trong nhóm nghiên cứu 46
Bảng 3.11. Tỷ lệ các mode thở máy 47
Bảng 3.12. Áp lực thở cài đặt và thời gian thở máy hằng ngày 47
Bảng 3.13. Loại mặt nạ của máy thở 48
Bảng 3.14. Mức độ thở máy của bệnh nhân 48
Bảng 3.15. Các ảnh hưởng khó chịu của thở máy không xâm nhập 49
Bảng 3.16. Chăm sóc, vệ sinh máy thở 50
Bảng 3.17. Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân thở máy không xâm nhập tại nhà 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu 39
Biểu đồ 3.2. Các bệnh mạn tính đi kèm trong nhóm nghiên cứu 40
Biểu đồ 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của nhóm nghiên cứu. 42
Biểu đồ 3.4. Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC. 43
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5
Hình 1.2. Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT theo GOLD 2014 12
Hình 1.3: Mô hình cấu tạo máy thở không xâm nhập tại nhà. 22
Hình 4.1: Hình ảnh máy thở không xâm nhập tại nhà của bệnh nhân 56
Hình 4.2. Ảnh máy thở không được vệ sinh của bệnh nhân 57
Hình 4.3. Bộ phận lọc gió không được vệ sinh thương xuyên và bị hỏng 58
Nguồn: https://luanvanyhoc.com