Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh não úng thủy thể thông người lớn và kết quả điều trị bằng phương pháp dẫn lưu não thất- ổ bụng
Luận văn Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh não úng thủy thể thông người lớn và kết quả điều trị bằng phương pháp dẫn lưu não thất- ổ bụng.Não úng thủy (Hydrocephalus) là tình trạng tích tụ dịch não tủy trong các não thất quá mức bình thường dẫn đến tình trạng giãn các não thất, tăng áp lực nội sọ. Nguyên nhân có thể do rối loạn các quá trình sinh sản, lưu thông và hấp thu dịch não tủy[1],[2].Theo một số thống kê tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 1 – 1,5% dân số[3].
Phân loại theo chức năng, não úng thủy thường được chia thành hai loại: thể tắc nghẽn và thể thông. Não úng thủy thể tắc nghẽn là hiện tượng tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Còn não úng thủy thể thông là không có sự tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy nhưng có sự rối loạn quá trình bài tiết và hấp thu dịch não tủy[1],[3],[4].
Não úng thủy thể thông đi kèm với một tam chứng kinh điển bao gồm giảm trí nhớ, rối loạn dáng đi và tiểu tiện không tự chủ.Do đây là hội chứng lâm sàng có thể điều trị được bằng cách đặt một dẫn lưu não thất ổ bụng, nên nó cần phải được nhận biết và chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, có rất ít sự đồng thuận về vấn đề chẩn đoán não úng thủy thể thông cũng như lựa chọn bệnh nhân cho chỉ định điều trị dẫn lưu não thất. Ngày nay với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CLVT), cộng hưởng từ (CHT) không những giúp chẩn đoán xác định não úng thủy mà còn có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Trên cơ sở đó có chiến thuật và phương pháp điều trị hợp lý [3], [5].
Điều trị não úng thủy thể thông là dẫn lưu não thất, có hiệu quả hơn hẳn điều trị nội khoa như dùng acetazolamide, các thuốc lợi niệu thẩm thấu, chọc dẫn lưu lưng với kim to nhiều lần hoặc so với nội soi mở thông sàn não thất ba[6].
Phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng là dẫn lưu dịch não tủy từ não thất xuống ổ bụng nhờ một hệ thống ống làm bằng vật liệu mềm được luồn dưới da.Phương pháp được thực hiện đầu tiên bởi Kausch năm 1908. Phương pháp này có thể áp dụng điều trị giãn não thất cho các nguyên nhân khác nhau như não úng thủy, giãn não thất mắc phải do chấn thương, xuất huyết dưới nhện, lao, u não… Thành công của phương pháp dẫn lưu não thất – ổ bụng gắn liền với sự ra đời và phát triển của các hệ thống van dẫn lưu. Ngày nay, nhiều hệ thống dẫn lưu với những tiến bộ của chất liệu sản xuất, khả năng thay đổi áp lực, khả năng kháng khuẩn… được áp dụng đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị, đồng thời hạn chế các biến chứng như nhiễm khuẩn và tắc dẫn lưu… của phương pháp này[7],[8].
Phẫu thuật dẫn lưu não thất – ổ bụng đã được áp dụng khá phổ biến để điều trị não úng thủy thể thông tại các bệnh viện trong nước. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về phẫu thuật này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh não úng thủy thể thông người lớn và kết quả điều trị bằng phương pháp dẫn lưu não thất- ổ bụng”
Với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh não úng thủy thể thông ở người lớn.
2. Đánh giá kết quả điều trị não úng thủy thể thông ở người lớn bằng phương pháp dẫn lưu não thất- ổ bụng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………… 3
1.1. LỊCH SỬ CHẨN ĐOÁNĐIỀU TRỊ NÃO ÚNG THỦY THỂ THÔNG…. 3
1.1.1. Thế giới ………………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Tại Việt Nam ………………………………………………………………………… 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA NƢỚC NÃO TỦY …………………………….. 6
1.2.1. Nƣớc não tủy …………………………………………………………………………. 6
1.2.2. Tuần hoàn nƣớc não tủy …………………………………………………………. 6
1.3. NÃO ÚNG THỦY ………………………………………………………………………. 7
1.3.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….. 7
1.3.2. Phân loại não úng thủy …………………………………………………………… 8
1.4. NÃO ÚNG THỦY THỂ THÔNG …………………………………………………. 8
1.4.1. Dịch tễ học não úng thuỷ thể thông ………………………………………….. 8
1.4.2. Các triệu chứng chính của não úng thuỷ thể thông …………………… 10
1.4.3. Cận lâm sàng trong chẩn đoán não úng thủy thể thông ……………… 14
1.4.4. Điều trị não úng thủy thể thông ……………………………………………… 23
1.4.5. Biến chứng ………………………………………………………………………….. 31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 35
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 35
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân …………………………………………………… 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………….. 35
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 35
2.2.1. Các thức nghiên cứu …………………………………………………………….. 35
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 35
2.2.3. Thu thập số liệu ……………………………………………………………………. 36
2.2.4. Các chỉ tiêu cần nghiên cứu …………………………………………………… 37
2.2.5. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………… 49
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 50
3.1. LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH …………………………………………………….. 50
3.1.1. Lâm sàng …………………………………………………………………………….. 50
3.1.2. Chẩn đoán hình ảnh ……………………………………………………………… 54
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ………………………………………………………………… 56
3.2.1. Phẫu thuật dẫn lƣu não thất ổ bụng ………………………………………… 56
3.2.2. Đánh giá kết quả gần ……………………………………………………………. 58
3.2.3. Đánh giá kết quả xa ……………………………………………………………… 63
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 66
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC NÃO ÚNG THỦY
THỂ THÔNG ……………………………………………………………………………. 66
4.1.1. Lâm sàng …………………………………………………………………………….. 66
4.1.2. Hình ảnh não úng thủy thể thông ……………………………………………. 69
4.1.3. Chẩn đoán …………………………………………………………………………… 70
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NÃO ÚNG THỦY THỂ THÔNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP DẪN LƯU NÃO THẤT Ổ BỤNG …………………….. 71
4.2.1. Chỉ định điều trị …………………………………………………………………… 71
4.2.2. Phương pháp phẫu thuật dẫn lƣu não thất – ổ bụng …………………… 73
4.2.3. Đánh giá kết quả gần ……………………………………………………………. 76
4.2.4. Đánh giá kết quả xa ……………………………………………………………… 79
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤc