Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não

Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não

Luận văn Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.U não là một loại bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý về sọ não. Theo Hội Phẫu thuật Thần kinh Hoa Kỳ năm 2008 ước tính có khoảng 21,810 trường hợp mắc các bệnh u não mới và cứ mỗi năm tỷ lệ u não tăng 1,1%, số người tử vong do bệnh này khoảng 13,810 trường hợp trong đó đa số là các khối u ác tính. Trong số u ác tính thì có đến 70% – 80% là u thần kinh đệm. Theo Fetell ở Hoa Kỳ năm 1995 tỷ lệ mắc u não ước tính khoảng 16/100.000 dân, tỷ lệ tử vong do u não đứng hàng thứ 5 sau u phổi, dạ dày, tử cung và u vú. U não gồm các loại u có nguồn gốc từ nhiều thành phần khác nhau như màng não, nhu mô não, các mạch máu, các dây thần kinh sọ, tủy sống và một số u di căn từ cơ quan khác đến. Trong đó u tế bào hình sao (Astrocytoma) là loại u tiên phát của hệ thần kinh trung ương có nguồn gốc từ tế bào thần kinh đệm đa dạng, phức tạp và chiếm 60% các loại u thần kinh đệm [1],[2]. Tế bào thần kinh đệm là một trong hai thành phần quan trọng hợp thành hệ thần kinh trung ương [3]. Có rất nhiều loại u thần kinh đệm (UTKĐ) khác nhau, chúng được chia thành 3 nhóm chính: u tế bào hình sao (Astrocytoma), u tế bào thần kinh đệm ít nhánh (Oligodendroglioma) và u tế bào biểu mô lợp ống nội tủy (Ependymoma) [1],[4].

Theo phân loại u tế bào thần kinh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – world health organization) thì u tế bào hình sao chia thành 4 độ khác nhau trong đó độ I, II là u tế bào hình sao bậc thấp (low grade) 2 loại này có mức độ ác tính thấp, còn lại độ III, IV là u tế bào hình sao ác tính bậc cao (high grade).
Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật về các phương pháp chẩn đoán như chụp cắt lớp vi tính (CLVT), cộng hưởng từ (CHT), chụp cắt lớp bức xạ đơn photon (SPECT), chụp cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) nên việc chẩn đoán u não nói chung và u tế bào hình sao đã có nhiều thuận lợi. Các phương tiện chẩn đoán hiện đại ngày nay không những cho phép xác định chính xác vị trí, kích thước, tình trạng chèn ép não, mức độ xâm lấn của u vào tổ chức xung quanh mà còn giúp các nhà phẫu thuật bước đầu xác định tính chất mô học của u để có thể đặt ra được những phương thức điều trị thích hợp nhất đặc biệt là trong phẫu thuật loại bỏ u. Trong u tế bào hình sao việc chẩn đoán sớm và chính xác không những giúp cho phẫu thuật được dễ dàng hơn mà còn sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ khác cũng thuận lợi hơn từ đó, đây cũng là mục tiêu hàng đầu của các nhà phẫu thuật thần kinh hiện nay.
Việc điều trị u tế bào hình sao ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ như sử dụng hệ thống định vị thần kinh, kính vi phẫu và rất nhiều phương tiện khác giúp lấy u dễ dàng hơn. Tuy nhiên u tế bào hình sao độ II là loại u lan tỏa nên để lấy hết u là rất khó khăn, đặc biệt là u hay gặp vùng trán và thái dương nơi mà rất nhiều đọng tĩnh mạch chạy qua nhiều khi mạch máu nằm trong u. Chính vì vậy những trường hợp này cần dùng xạ trị phối hợp để loại bỏ những phần u còn sót lại và hạn chế sự phát triển của u [5],[6],[7].
Tại Việt Nam hiện nay người bệnh đến khám phát hiện u não và điều trị thì phần lớn là ở giai đoạn muộn khi khối u lớn [1] làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đã có một số những công trình nghiên cứu về u tế bào hình sao của một số tác giả ở Việt Nam như Kiều Đình Hùng, Hoàng Minh Đỗ, Trần Chiến, Trần Quang Vinh, Nguyễn Phong, … tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh lớn như BV Việt Đức, Học viện Quân Y, BV Trung Ương Huế, BV Chợ Rẫy. Tuy nhiên việc phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đối với u sao bào độ II còn khó khăn đặc biệt là ở tuyến cơ sở.
Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh u tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não.
2.    Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
1.    Hoàng Minh Đỗ (2009), Nghiên cứu chẩn đoán và thái độ điều trị u não thể Glioma ở bán cầu đại não. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
2.    Collins PV (2004), Brain tumours: Classification and genes. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 75, 2-11.
3.    Trịnh Bình, Phạm Phan Địch, Đỗ Kính (2002), Mô học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4.    Cung Thị Tuyết Anh (2006), Nghiên cứu xạ trị bướu sao bào. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5.    Nguyễn Quang Hiển, Trương Văn Việt (2002), U sao bào, chuyên đề Ngoại Thần Kinh. Nhà xuất bản Y học: 279 – 290.
6.    Trần Đức Quang (2008), Nguyên lý và kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 10 – 25.
7.    Burger P.C, Vogel, Green S. B et al (1985), Glioblastoma Multiforme and Anaplastic Astrocytoma, Pathologic Criteria and Prognostic implications. Cancer, 56, 1106 – 1111.
8.    Gonzales MF (1995), Classification and pathogenesis of brain tumors. An Encyclopedic Churchill Livingstone, Edinburgh, 31.
9.    Trần Mạnh Chí, Bùi Quang Tuyển (1992), Bệnh lý khối u ở não. Bài giảng Bệnh học Ngoại khoa sau đại học. Học viện Quân Y, tập 1, trang 177 – 202.
10.    Preul M.C (2005), History of brain tumor surgery. Neurosurg Focus 18.a
11.    Kernohan J.W, Mabon R.F, Svien H.J (1954), A simplified classification of the gliomas. Proc staff Meet Mayo Clin; 24, 71-75.
12.    Trần Chiến (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chan đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào hình sao (astrocytoma) bán cầu đại não. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
13.    Geranmayeh Fatemeh, Scheithauer B.W, Spitzer Christoph (2007), Microglia in Gemistocytic astrocytomas. Neurosurgery, 60, 159-166.
14.    Daumas-Duport C, Scheithauer B.W, O’Fallon J (1988), Grading of astrocytomas: a simple and reproducible method. Cancer; 62, 2152-2165.
15.    Phạm Kim Bình (2003), Nghiên cứu típ mô học và vai trò tế bào học trong chan đoán u não. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
16.    Reardon D. A, Rich J.N, Henry S.F (2006), Recent advance in the treatment of Malignant astrocytoma. Journal of Clinical oncology; 24, 1253-1265.
17.    Simpson JR, Horton J, Scott C, et al (1993), Influence of location and extent of surgical resection on survival of patients with glioma multiforme: Result of three consecutive Radiation Therapy Oncology Group (RTOG) clinical trials. Int JRadiat Oncol BIOL Phys; 26, 239-244.
18.    Brandes A.Alba, Nicolardi Linda, Tosoni Alicia (2006), Survival following adjuvant PCV or temozolomide for anaplastic astrocytoma. Neuro-Oncology 8, 253-260.
19.    Dương Chạm Uyên, Nguyễn Như Bằng, Hà Kim Trung, Phạm Tỵ (1995), Phân loại u trong sọ theo mô học thời kỳ CTscanner. Hội nghị ngoại khoa, Hà Nội.
20.    Dương Chạm Uyên, Dương Đại Hà, Lê Văn Trị (2003), Đặc điểm dịch tễ học và phân loại mô bệnh học u não. Hội nghị Ngoại khoa thần kinh Việt – Úc lần thứ tư, 86 – 87.
21.    Kiều Đình Hùng (2006), Nghiên cứu ứng dụng Quang động học trong điều trị Glioma não ác tính trên lều. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
22.    Weingart J.D, Megirt M.J, Brem Henry (2006), High- Grade astrocytoma/glioblastoma. Neuro- Oncology of CNS tumors; 6, 127- 138.
23.    Nguyễn Phúc Cương (2001), Giải phẫu bệnh u thần kinh. Bài giảng sau đại học, Đại học Y Hà Nội.
24.    Shah Basil, Lipper Maurice H, Laws Edward R(2005), Posterior Pituitary Astrocytoma: A Rare Tumor of the Neurohypophysis: A Case Report. AJNR Am JNeuroradiol 26, 1858-1861.
25.    Louis D.N, Ohgaki Hiroko, Wiestler O.D, Cavenee W.K(2007), WHO Classification of Tumours of the Central System, Astrocytic Tumours, Acta Neuropathol; 114, 97-109.
26.    Keles G Evren, Tihan Tarik, Burton E.C (2005), Diffuse astrocytoma. Textbook of neuro-oncology, Elsevier saunders; 17, 111-122.
27.    Harsh G.R, Levin V.A, Gutin P.H (1987), Reoperation for recurrent glioblastoma and anaplastic astrocytoma. Neurosurgery; 21, 615 – 621.
28.    Kazner E, Wende S, Grume Th (1981), Computer tomographie intrakranieller tumoren aus klinscher sicht. Berlin. W. Springer: 548.
29.    Nguyễn Quốc Dũng (1995), Nghiên cứu chẩn đoán và phân loại các khối u trong hộp sọ bằng chụp cắt lớp vi tính (CTscanner). Luận án Phó Tiến sỹ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội.
30.    Bahary J.P, Villemure J.G, Choi S, et al (1996), Low-grade pure and mixed cerebral astrocytomas treated in the CT Scan are. J Neurooncol; 23, 173-177.
31.    Greenberg M.S (2001), Astrocytoma. Handbook of neurosurgery. Thieme Medical Publishers; 1, 244- 253.
32.    Osborn Anne. G (1994), Diagnostic imaging brain, Mosby, 12, 529 -577.
33.    Osborn Anne. G, Blaser Susan. I, Salzman Karen. L et al (2007), Diagnostic imaging brain, Amirsys, I6,16- I6,41.
34.    Martin Claudia, Alexander III Eben, Wong Terry (1998), Surgical treatment of low-grade gliomas in the intraoperative magnetic resonance imaging. Neurosurg Focus, 4(4), 8.
35.    Nguyễn Công Hoan (2004), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, chẩn đoán và xử trí sớm u não bán cầu ở một số bệnh viện Hà Nội. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
36.    Connolly E Sander, Mckhann II G.M, Huang Judy(2001), Cranial tumor procedures. Fundamentals of operative techniques in neurosurgery, Thieme; 421-455.
37.    Smith E. R, Ebb David H, Tarbell N, J (2005), Pilocytic astrocytoma. Textbook of neuro-oncology, Elsevier saunders, 20, 149 – 155.
38.    Gathimji Muraya, Megirt M. J, Attenello F. J (2008), Association of preoperative depression and survival after resection of malignant brain astrocytoma. Surgical neurology Science Direct Elsevier.
39.    Karnofsky DA, Abelmann WH, Craver LF et al (1948), The use of nitrogen mustards in the palliative treatment of carcinoma. Cancer, 1, 634-656.
40.    Burger P.C. Bogeb Stephen et al (2002), The brain tumors surgical pathology of nervous system and its covering. Churchill livingstone, 160-164.
41.    Brem Steven, Snodgrass Susan, Jones M.B (2005), Anaplastic astrocytoma. Textbook of neuro-oncology, Elsevier Saunders, 18, 122-142.
42.    Bergern M.S, Prados M.D. (2007), Text book of Neuro-Oncology, Elsevier saunders, 111-165.
43.    Nguyễn Phong, Trương Văn Việt (2002), U não đặc điểm dịch tễ học. Chuyên đề Ngoại Thần Kinh, Nhà xuất bản Y học, 238-245.
44.    Keles G.E, Lambom K.R, Berger M.S (2001), Low-grade hemispheric gliomas in adults: a critical review of extent of resection as a factor influencing outcome. JNeurosurg, 95, 735-745.
45.    Roger S, Michele R, Gemma G, Elena M, Charles V (2007), Anaplastic Astrocytoma in adults. Critical review in oncology/Hematology, 63, 72-80.
46.    Roger S, Mason W.P, Van Den Bent M.J (2004), Concomitant and adjuvant temozolomide (TMZ) and radiotherapy (RT) for newly diagnosed glioblastoma multiforme (GBM). Conclusive results of a randomized phase III trial by the EORIC brain and RT group and NCIC Clinical Trials Group (Abstr). CNS tumors, ASCO Annual meeting, 2. 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Lịch sử nghiên cứu    3
1.1.1.    Nước ngoài    3
1.1.2.    Nghiên cứu trong nước    5
1.2.    Cấu trúc của hệ thống thần kinh đệm    6
1.2.1.    Tế bào thần kinh đệm hình sao    7
1.2.2.    Tế bào thần kinh đệm ít nhánh    8
1.2.3.    Tế bào thần kinh đệm lợp ống nội tủy    8
1.2.4.    Tế bào thần kinh đệm nhỏ    9
1.3.    Cơ chế bệnh sinh    9
1.4.    Phân loại u não    10
1.4.1.     Phân loại u não theo vị trí giải phẫu    10
1.4.2.     Phân loại và phân độ mô bệnh học u não    10
1.4.3.    Hình thái mô bệnh học của u tế bào hình sao    15
1.5.    Đặc điểm lâm sàng u tế bào hình sao vùng bán cầu độ II    21
1.5.1.    Triệu chứng chung    21
1.5.2.    Triệu chứng khu trú    23
1.6.    Đặc điểm hình ảnh của u tế bào hình sao độ II trên phim chụp cắt lớp vi
tính và phim cộng hưởng từ    24
1.6.1.    U tế bào đệm hình sao lan tỏa độ II    25
1.6.2.    U tế bào đệm hình sao sắc tố vàng đa hình thái    27
1.6.3.    U sao bào lông dạng nhầy    29
1.7.    Các phương pháp điều trị u tế bào hình sao vùng bán cầu độ II    30
1.7.1.    Chỉ định điều trị    30
1.7.2.    Chống chỉ định phẫu thuật    31
1.7.3.    Điều trị trước phẫu thuật    31
1.7.4.    Phương pháp phẫu thuật    31
1.7.5.    Xạ trị    34
1.7.6.    Xạ phẫu    35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    36
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    36
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    37
2.3.    Các biến số nghiên cứu    38
2.3.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    38
2.3.2.    Lý do vào viện và thời gian ủ bệnh    38
2.3.3.    Triệu chứng lâm sàng    38
2.3.4.    Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh    39
2.3.5.    Hình ảnh mô bệnh học theo phân độ của tổ chức y tế thế giới    41
2.4.     Phương pháp điều trị    41
2.4.1.    Điều trị trước phẫu thuật    41
2.4.2.    Phẫu thuật    41
2.4.3.    Theo dõi sau mổ    45
2.4.4.    Tai biến và biến chứng sau mổ    46
2.4.5.    Đánh giá kết quả điều trị    46
2.4.6.    Xử lý số liệu    47
2.4.7.    Đạo đức nghiên cứu    47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    48
3.1.    Đặc điểm chung    48
3.1.1.    Tỷ lệ phần trăm u tế bào hình sao vùng bán cầu đại não theo phân
độ mô bệnh học    48
3.1.2.    Tuổi mắc bệnh    49
3.1.3.    Giới    50
3.1.4.    Nghề nghiệp    50
3.1.5.    Lý do vào viện    51
3.1.6.    Thời gian ủ bệnh    51
3.2.    Triệu chứng lâm sàng    52
3.2.1.    Điểm Glasgow khi vào viện    52
3.2.2.    Điểm Karnofsky khi vào viện    53
3.2.3.    Triệu chứng lâm sàng khi vào viện    53
3.3.    Chẩn đoán hình ảnh u tế bào hình sao độ II vùng bán cầu đại não    54
3.3.1.    Vị trí u    54
3.3.2.    Tỷ trọng u trên phim chụp cắt lớp vi tính    54
3.3.3.    Hình ảnh vôi hóa trong u trên phim chụp cắt lớp vi tính    55
3.3.4.    Ranh giới u trên phim chụp cắt lớp vi tính    55
3.3.5.    Kich thước u trên phim cộng hưởng từ    55
3.3.6.    Mức độ phù quanh u trên phim cộng hưởng từ    56
3.3.7.    Tín hiệu u trên phim chụp cộng hưởng từ    57
3.4.    Kết quả trong phẫu thuật    57
3.4.1.    Sử dụng kính vi phẫu    57
3.4.2.    Thời gian phẫu thuật    58
3.4.3.    Truyền máu trong mổ    58
3.4.4.    Phương pháp phẫu thuật lấy u trong mổ    58
3.5.    Đánh giá kết quả sau phẫu thuật    59
3.5.1.    Kết quả mô bệnh học    59
3.5.2.    Biến chứng sau phẫu thuật    60
3.5.3.    Thời gian nằm viện    61
3.5.4.    Tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật    62
3.5.5.    Điểm Karnofsky 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật    62
3.5.6.    Di chứng sau phẫu thuật    63
3.5.7.    Đánh giá thời gian sống sau phẫu thuật 1 năm    64
3.5.8.    Đánh giá thời gian sống sau phẫu thuật 2 năm    64
Chương 4: BÀN LUẬN    65
4.1.     Đặc điểm chung    65
4.1.1.    Tuổi và giới    65
4.1.2.    Lý do vào viện    66
4.1.3.    Nghề nghiệp    66
4.1.4.    Thời gian ủ bệnh    67
4.2.    Đặc điểm lâm sàng u sao bào độ II vùng bán cầu đại não    67
4.2.1.    Điểm Glasgow khi vào viện    67
4.2.2.    Điểm Karnofsky khi vào viện    68
4.2.3.    Đau đầu    68
4.2.4.    Nôn và buồn nôn    68
4.2.5.    Chóng mặt    69
4.2.6.    Động kinh và co giật    69
4.2.7.    Liệt nửa người và liệt thần kinh sọ    70
4.2.8.    Rối loạn tâm thần    70
4.2.9.    Rối loạn ngôn ngữ    70
4.3.    Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh u não tế bào hình sao độ II vùng bán cầu
đại não    71
4.3.1.    Đặc điểm chung    71
4.3.2.    Trên phim chụp cắt lớp vi tính    71
4.3.3.    Trên phim chụp cộng hưởng từ    72
4.4.    Phương pháp phẫu thuật u sao bào độ II vùng bán cầu đại não    73
4.4.1.    Kỹ thuật mổ lấy u    74
4.4.2.    Sử dụng kính vi phẫu trong phẫu thuật    74
4.5.    Kết quả điều trị phẫu thuật u sao bào độ II vùng bán cầu đại não    75
4.5.1.     Kết quả phân loại mô bệnh học u sao bào độ II    75
4.5.2.    Thời gian nằm viện sau phẫu thuật    75
4.5.3.    Biến chứng sau phẫu thuật    76
4.5.4.    Xạ trị sau phẫu thuật    76
4.5.5.    Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật    76
4.5.6.    Thời gian sống trung bình sau phẫu thuật    77
KẾT LUẬN    78
KIẾN NGHỊ    80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.    Phân loại mô bệnh học u não của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2000 … 12
Bảng 1.2.    Phân loại các u tế bào hình sao theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới    năm2007.. 14
Bảng 2.1.    Thang điểm Karnofsky    39
Bảng 3.1.    Tỷ lệ phần trăm lý do vào viện    51
Bảng 3.2.    Thời gian trung bình xuất hiện triệu chứng đầu tiên    52
Bảng 3.3.    Điểm Glasgow của bệnh nhân thăm khám lúc vào viện    52
Bảng 3.4.    Phân nhóm điểm Karnofsky khi vào viện    53
Bảng 3.5.    Triệu chứng lâm sàng khi vào viện    53
Bảng 3.6.    Vị trí u trên bán cầu đại não    54
Bảng 3.7.    Tỷ trọng u tế bào hình sao độ II    54
Bảng 3.8.    Vôi hóa trong u    55
Bảng 3.9.    Ranh giới u trên phim    55
Bảng 3.10.    Kích thước u trên phim cộng hưởng từ    55
Bảng 3.11.    Tín hiệu u trên T1, T2 phim chụp cộng hưởng từ    57
Bảng 3.12.    Tỷ lệ phẫu thuật có kính vi phẫu    57
Bảng 3.13.    Thời gian phẫu thuật    58
Bảng 3.14.    T ruyền máu trong mổ    58
Bảng 3.15.    Mức độ lấy u trong phẫu thuật    58
Bảng 3.16.    Kết quả phân loại mô bệnh học u tế bào hình sao độ    II    59
Bảng 3.17.    Biến chứng sau phẫu thuật    60
Bảng 3.18.    Tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật u sao bào độ II    62
Bảng 3.19.    Điểm Karnofsky trước và 3 tháng, 6 tháng sau phẫu    thuật    62
Bảng 3.20.    Di chứng sau phẫu thuật    63
Bảng 3.21.    Thời gian sống trung bình sau phẫu thuật 1 năm    64
Bảng 3.22.    Thời gian sống trung bình sau phẫu thuật 2 năm    64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phần trăm u tế bào hình sao vùng bán cầu đại não theo
phân độ mô bệnh học    48
Biểu đồ 3.2.    Tỷ lệ mắc tế bào hình sao độ II theo các nhóm tuổi    49
Biểu đồ 3.3.    Tuổi mắc trung bình u tế bào hình sao độ II    49
Biểu đồ 3.4.    Phân bố mắc bệnh theo giới    50
Biểu đồ 3.5.    Tỷ lệ mắc u tế bào hình sao theo nhóm nghề nghiệp    50
Biểu đồ 3.6.    Số bệnh nhân có thời gian ủ bệnh theo tháng    51
Biểu đồ 3.7.    Mức độ phù quanh u    56
Biểu đồ 3.8.    Thời gian nằm viện trung bình    61 
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.    U sao bào lông    16
Hình 1.2.    Ảnh u tế bào sao nền não thất thể tế bào khổng lồ    16
Hình 1.3.    Ảnh u sao bào vàng đa hình    17
Hình 1.4.    U tế bào hình sao thể sợi    18
Hình 1.5.    U sao bào nguyên sinh    19
Hình 1.6.    U sao bào phồng    19
Hình 1.7.    U sao bào giảm biệt hóa độ III    20
Hình 1.8.    U nguyên bào thần kinh đệm độ IV    21
Hình 1.9. U tế    bào đệm hình sao    lan tỏa độ II trên CLVT    26
Hình 1.10. U tế    bào đệm hình sao    lan tỏa độ II trên CHT    27
Hình 1.11. U tế    bào đệm hình sao    sắc tố vàng đa hình thái trên CLVT    28
Hình 1.12. U tế    bào đệm hình sao    sắc tố vàng đa hình thái trên CHT    29
Hình 1.13.    U sao bào lông dạng nhầy trên CHT    30
Hình 2.1.    Tư thế bệnh nhân mổ u não vùng trán    42
Hình 2.2.    Tư thế bệnh nhân mổ u não vùng thái dương và đỉnh    42
Hình 2.3.    Hệ thống dẫn đường định vị Neuro – Navigation    43
Hình 2.4.    Thiết lập đồng bộ hình ảnh hệ thống định vị với bệnh nhân    43
Hình 2.5.    Kính vi phẫu OPMI PENTERO tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
mức độ phóng đại 15 lần    44
Hình 2.6. Phẫu thuật u sao bào độ II dưới kính vi phẫu tại bệnh viện Đại học
Y Hà Nội    45
Hình 3.1.    U sao bào độ II vùng trán P không gây phù    56
Hình 3.2.    Tỷ trọng u sao bào độ II trên CHT T1 và T2    57
Hình 3.3.    Phẫu thuật lấy bỏ u sao bào độ II    59

 

Leave a Comment