Đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và cộng hưởng từ sọ não của 86 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em từ 1-15 tuổi

Đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và cộng hưởng từ sọ não của 86 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em từ 1-15 tuổi

Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và cộng hưởng từ sọ não của 86 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em từ 1-15 tuổi/ Nguyễn Thu Hà. 2013. Động kinh là bệnh tương đối phổ biến trong cộng đồng, tỷ lệ bệnh rất khác nhau tùy theo từng quốc gia, từng khu vực, từng dân tộc. Ở Pháp là 5 – 8%, Mỹ là 5-10% dân số [40], ở Việt Nam 0,5-1% trong đó 60% bệnh nhân là trẻ em [29]. Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh còn cao do sự phổ biến của các bệnh nhiễm trùng, sang chấn sản khoa, các tai nạn giao thông.

Ở trẻ em, hệ thống thần kinh đang dần hoàn thiện nên bệnh lý động kinh trẻ em rất đa dạng phong phú, các thể bệnh đan xen vào nhau, tiên lượng bệnh thường khó khăn. Trong những năm đầu của cuộc sống, động kinh toàn thể phổ biến nhất, sau đó giảm dần [58]. Phần lớn bệnh nhân động kinh khởi phát từ thời kì niên thiếu và hết cơn khi đến tuổi trưởng thành. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 50.000 trường hợp bệnh nhân động kinh được điều trị tại các cơ sở y tế, và có từ 300.000 đến 1.000.000 bệnh nhân không được điều trị thuốc kháng động kinh [31]. Động kinh để lại nhiều di chứng như chậm phát triển tinh thần, vận động, có thể gây ra cái chết đột tử do đó làm tăng nguy cơ về các vấn đề giáo dục, xã hội sau này. Trong các loại động kinh, động kinh toàn thể chiếm phần lớn, trong đó động kinh cơn lớn chiếm 81% trong số động kinh toàn thể nguyên phát và 86,1% nếu tính cả toàn thể hóa thứ phát. Tỉ lệ động kinh cơn lớn ở các nước đang phát triển cao hơn các phát triển [3].

Ở Việt Nam, việc chẩn đoán động kinh chủ yếu dựa trên lâm sàng và kết quả điện não đồ. Trước đây, một số thăm dò như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ tuy có giá trị trong chẩn đoán nhưng chưa được áp dụng rộng rãi vì giá thành cao. Ngày nay, do sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, các xét nghiệm đó được người dân chấp nhận ngày càng phổ biến. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này để hiểu thêm giá trị chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh. Thêm vào đó, tuy có nhiều tác giả nghiên cứu về động kinh cơn lớn ở một số lứa tuổi nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về động kinh cơn lớn ở trẻ em tại Hải Phòng.

Với mong muốn góp phần chẩn đoán sớm động kinh toàn thể, tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng ở trẻ em từ 1 tuổi đến 15 tuổi nhằm mục tiêu:

1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng (điện não đồ, hình ảnh cộng hưởng từ) của 86 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em từ 1 – 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ tháng 6/2011 đến tháng 11/2012 .

. Tìm một sô yếu tô liên quan giữa lâm sàng với điện não đồ và hình ảnh cộng hưởng từ trên những bệnh nhân đó.

Hy vọng với kết quả thu được sé góp phần vào chẩn đoán bệnh động kinh, một bệnh thường gặp ở trẻ em nước ta. 

KHUYẾN NGHỊ

Động kinh cơn lớn chiếm một tỉ lệ cao trong các thể động kinh, khởi phát sớm ở trẻ, phần lớn không có nguyên nhân. Bệnh đang tạo ra mối lo cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển, hình thành nhân cách, trí tuệ của trẻ. Điều trị kịp thời là chìa khóa nhằm giảm thiểu các hậu quả do bệnh gây ra. Chúng tôi khuyến nghị:

– Để hiểu sâu về động kinh cơn lớn, cần kết hợp lâm sàng, điện não đồ và chụp cộng hưởng từ. Điện não nên làm cho tất cả các bệnh nhân, trên các bệnh nhân có tổn thương thực thể lâm sàng hoặc có những thiếu hụt thần kinh cục bộ hoặc bất thường điện não đồ cục bộ tiến hành chụp cộng hưởng từ sọ não.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và cộng hưởng từ sọ não của 86 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em từ 1-15 tuổi

TIẾNG VIỆT

1.    Lê Anh Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Sáng (2006), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 279 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành, số 522.

2.    Đinh Văn Bền (2002), Điện não đồ ứng dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học.

3.    Bộ môn thần kinh (2005), Động kinh, Bộ môn thần kinh, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.

4.    Lê Quang Cường (2009), Điều trị động kinh, Nhà xuất bản Y học.

5.    Nguyễn Văn Đăng (1991), “Động kinh”, Bách khoa thư bệnh học, tập 1, tr 154 – 159.

6.    Thiều Thị Hằng (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh qua 74 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.

7.    Lê Đức Hinh (2002), Chẩn đoán và xử trí động kinh, Tập san thần kinh học số 1 và 2, tr 7 – 11.

8.    Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương (2001), Thần kinh học trẻ em, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

9.    Lê Đức Hinh (1998), Chăm sóc động kinh ở Việt Nam, Hội nghị khoa học về thần kinh, Hà Nội.

10.    Lê Đức Hinh (1997), Động kinh là gì, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

11.    Nguyễn Thị Thu Huyền (2004), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân động kinh cơn lớn, Luận văn thạc sĩy học, Đại học Y Hà Nội. 

12.    Bùi Song Hương (2001), Một số đặc điểm lâm sàng, điện não của động kinh cục bộ ở trẻ em tại viện Nhi, Luận văn bác sĩ nội trú các bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.

13.    Lê Thị Thu Hương (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của động kinh cục bộ phức hợp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn thạc sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội.

14.    Trần Thu Hương (1996), “ Động kinh ở trẻ em”, Động kinh, Bệnh viện Bạch Mai, tr 33 – 35.

15.    Trần Thu Hương (1996), Nghiên cứu động kinh tự phát ở trẻ dưới 15 tuổi (lâm sàng, điện não), Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội.

16.    Nguyễn Đăng Khiêm (2001), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh động kinh kháng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hệ chính quy, Đại học Y Hải Phòng.

17.    Hồ Hữu Lương (2000), Động kinh, Nhà xuất bản y học.

18.    Trần Ngọc Lưu (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng động kinh cơn lớn trẻ em từ 6 – 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.

19.    Marc C. Patterson (2012), “Phân loại mới về động kinh và co giật”, Hội nghị Nhi khoa Việt Mỹ lần III, Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, 11/2012.

20.    Phan Việt Nga (2002), Nghiên cứu chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị động kinh toàn thể ở trẻ em từ 6 – 15 tuổi, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

21.    Vũ Đăng Nguyên (2001), “ Phương pháp chẩn đoán điện não”, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản y học, tr 135 

22.    Pierre. Jallon (2001), Dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ và vấn đề phòng bệnh động kinh. Người dịch: Bác sĩ Nguyễn Văn Liệu, Chương trình đào tạo lại tháng 3, tr 21 – 29.

23.    Pierre. Jallon (2001), Động kinh – Định nghĩa, dịch tễ học, phân loại, các yếu tố nguy cơ và điều trị, Nguyễn Công Hoan dịch, Chương trình đào tạo lại, tr 30 – 46.

24.    P. Thomas, P.Genton (2001), Bệnh động kinh, Người dịch: Nguyễn Vi Hương, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

25.    Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Hảo (2009), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng động kinh cục bộ phức hợp ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 356, tr 58 – 62.

26.    Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Thu (2007), Hiệu quả điều trị bằng Natri Valproat trên 238 trường hợp động kinh cơn lớn ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Tạp chí nghiên cứu y học Việt Nam, tr 191 – 195.

27.    Lê Nam Trà (1994), “Co giật và động kinh ở trẻ em”, Cẩm nang điều trị nhi khoa, tr 270 – 276.

28.    Lê Văn Tuấn (2009), Nghiên cứu ứng dụng phân loại các cơn động kinh theo triệu chứng lâm sàng và hội chứng động kinh, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

29.    Ninh Thị Ứng (2010), “Bệnh động kinh ở trẻ em”, Lâm sàng thần kinh trẻ em, Nhà xuất bản y học, tr 260 – 274.

30.    Ninh Thị Ứng (2003), Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị động kinh trẻ em trong hai năm 2000 – 2001, Tập san Thần kinh học, số 1 – 2, tr 90 – 92.

31.    Ninh Thị Ứng (2002), Bệnh động kinh trẻ em, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

32.    Lê Thị Khánh Vân (2011), Phân loại và điều trị động kinh trẻ em ở Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩy học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

33.    WLlee (2004), Một cách nhìn mới vấn đề đã tranh luận, Nội san Thần kinh học, số 4, tr 68 – 73.

Leave a Comment