ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ BÓ THÁP VÀ TIÊN LƯỢNG HỒI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU NHỒI MÁU NÃO

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ BÓ THÁP VÀ TIÊN LƯỢNG HỒI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU NHỒI MÁU NÃO

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ BÓ THÁP VÀ TIÊN LƯỢNG HỒI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU NHỒI MÁU NÃO
Trịnh Thị Phương Lâm1,2,, Lê Văn Thính2, Trần Anh Tuấn2,3, Vũ Hải Đăng
Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ bó tháp và tiên lượng hồi phục chức năng vận động sau nhồi máu não. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang gồm 31 bệnh nhân nhồi máu não vùng trên lều trong vòng 07 ngày và được chụp cộng hưởng từ sọ não tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân nam mắc đột quỵ nhồi máu não chiếm ưu thế (61,3%). Liệt vận động nửa người là triệu chứng thường gặp nhất trong nhồi máu não do liên quan đến tổn thương đường đi của bó tháp. Số bệnh nhân có thang điểm NIHSS ở mức độ nặng chiếm 0%; số bệnh nhân nhân mức độ nhẹ chiếm 61,3%; có 80,6% bệnh nhân hồi phục tốt. Nhóm bệnh nhân có bó sợi trục nằm kề không đi qua ổ nhồi máu có tỷ lệ phục hồi vận động sau 3 tháng tốt hơn các nhóm có bó sợi trục nằm một phần hay nằm toàn bộ trong ổ nhồi máu (tỷ lệ tương ứng là 64,5% so với 16,1%), với p<0,05. Giá trị FA bó sợi trục bên nhồi máu ở nhóm bệnh nhân hồi phục kém nhỏ hơn nhóm bệnh nhân hồi phục tốt, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Các yếu tố tín hiệu bó sợi trục, vị trí bó sợi trục so với ổ nhồi máu và giá trị FA bó sợi trục bên nhồi máu có ý nghĩa dự đoán phục hồi vận động sau 3 tháng ở bệnh nhân nhồi máu não.

Liệt vận động là di chứng thường gặp nhất sau NMN do liên quan đến tổn thương đường đi của  bó  tháp.  Trong  hệ  thần  kinh  trung  ương, chức năng chi phối vận động có ý thức của thân và các chi phần lớn do bó tháp đảm nhiệm. Đối với phần lớn bệnh nhân NMN, việc điều trị có xu hướng  tập  trung  vào  việc  điều  trị  phòng  ngừa đột quỵ tái phát. Liệt vận động có thể được cải thiện thông qua vật lý trị liệu. Tuy nhiên, hiệu quả rất khác nhau giữa các bệnh nhân và nhiều yếu tố chưa biết ảnh hưởng đến kết quảcủa việc phục hồi chức năng1,2.Ngày nay, chụp cộng hưởng từ (CHT) là một phương pháp lý tưởng cho các nghiên cứu lâm sàng về các bệnh lý mạch thần kinh như đột quỵ NMN. Chụp CHT sức căngkhuếch tán (SCKT) là một kỹ thuật chụp CHT không xâm lấn được sử dụng để mô tả các đặc tính về hướng chủ yếu, mức độ khuếch tán của các phân tử nước trong mô và được sử dụng để tái tạo ảo 3D bó tháp. Trong tổ chức sinh học,  đặc biệt là chất trắng của mô thần kinh, phân tử nước chỉ khuếch tán theo một hướng ưu thế là hướng sợi trục của các bó thần kinh, đây là hiện tượng khuếch tán bất đẳng hướng. Do vậy đánh giá, đo lường được sự toàn vẹn của bó tháptại vùng tổn thương NMN và cung cấp được thông tin về vicấu trúc mô bằng cách đo chỉ số bất đẳng hướng từng phần (FA)1,2.Với mong muốn góp phần tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa hình ảnh bó tháp trong vùng tổn thương NMN trên CHT sức căng khuếch tán và  mức  độ  hồi  phục  chức  năng  vận  động  của bệnh nhân NMNcấp chúng tôi tiến hành đề tài:“Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ bó tháp và tiên lượng phục hồi chức năng vận động nhồi máu não”

https://thuvieny.com/cong-huong-tu-bo-thap-va-tien-luong-hoi-phuc-chuc-nang-van-dong-sau-nhoi-mau-nao/

Leave a Comment