Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân loét tá tràng có biến chứng chảy máu

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân loét tá tràng có biến chứng chảy máu

Nghiên cứu 38 bệnh nhân (BN) loét tá tràng (TT) có biến chứng chảy máu, kết quả như sau:

-Tuổi hay gặp 20 – 60, trung bình 40 ± 12,8; nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1. Triệuchứng lâm sàng chủ yếu là đi ngoài phân đen (94,7%), chỉ có 5,3% nôn ra máu. Mức độ mất máu trên lâm sàng: nhẹ 73,7%, vừa 26,3%.

-Hình thái chảy máu theo Forrest: FI: 15,8%; FII: 73,6%; FIII: 10,6%. 23 BN (60,5%) nhiễm H.pylori.

Chảy máu tiêu hóa (CMTH) là biến chứng hay gặp. Khoảng 17% loét tá tràng (TT) có một hoặc nhiều lần chảy máu. Biến chứng chảy máu thường xảy ra trong đợt loét tiến triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên. Một số nguyên nhân gây chảy máu như dùng acid pepsin, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc aspirin… Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) có vai trò quan trọng trong biến chứng chảy máu do loét TT. tìm hiểu thêm lâm sàng, hình thái chảy máu ổ loét và tỷ lệ nhiễm H.pylori trong loét TT có biến chứng chảy máu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và tỷ lệ  nhiễm H. pylori của loét TT có biến chứng chảy máu.
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment