ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG
Hải Anh Nguyễn 1,2,, Thị Huệ Đoàn 1,2, Minh Tâm Dương 1,2
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn nhân cách ở người bệnh rối loạn sự thích ứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang người bệnh rối loạn sự thích ứng điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả: Có 14 người bệnh có rối loạn nhân cách, chiếm 29.79%. Trong số các người bệnh có rối loạn nhân cách, có 6 người bệnh rối loạn nhân cách lo âu tránh né (F60.6) chiếm tỷ lệ cao nhất 42.86%, 4 người bệnh rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định (F60.3) chiếm 28.57%, 2 người bệnh rối loạn nhân cách dạng phân liệt (F60.1) chiếm 14.29%, 1 người bệnh rối loạn nhân cách kịch tính (F60.4), 1 người bệnh rối loạn nhân cách phụ thuôc (F60.7) chiếm tỷ lệ 7.14%. 100% người bệnh có rối loạn nhân cách lo âu tránh né đều có cảm giác căng thẳng lo sợ dai dẳng và lan tỏa, tất cả người bệnh rối loạn nhân cách không ổn định đều là loại ranh giới. Trong mối quan hệ tình cảm, 57.1% người bệnh rối loạn nhân cách có mối hệ tình cảm hòa thuận, 28.6% có mối quan hệ bất hòa, 14.3% đã ly thân hoặc ly dị. Có 78.6% người bệnh có ít bạn bè, đồng nghiệp, 28.6% có mối quan hệ bất hòa, không có người bệnh nào phải chuyển nhiều chỗ làm.

Căng  thẳng  (stress)  đang  ngày  càng  trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong đời  sống  hiện  đại,  có  thể  ảnh  hưởng  đến  sức khỏe  của  mỗi  người  thậm  chí  có  thể  dẫn  đến những  rối  loạn  tâm  thần  liên  quan  đến  stress trong đó có rối loạn sự thích ứng.Rối loạn sự thích ứng là hội chứng cảm xúc và hành vi xuất hiện khi  cá thể đáp ứng lại với những sự kiện gây sang chấn trong cuộc sống, sự kiện này có thể đang xảy ra hoặc đã kết thúc không dưới 3 tháng, và vượt quá khả năng tự điều chỉnh hay thích ứng của cơ thể 1. Rối loạn sự thích ứng xảy ra  ở  2-8%  dân  số  trong  mọi  lứa  tuổi.  Nữ  giới được chẩn đoán rối loạn này cao gấp 2 lần so với nam giới, đặc biệt ở phụ nữ độc thân2. Rối loạn sự thích ứng là rối loạn thường gặp thứ 3 chiếm 11-18% trong các rối loạn tâm thần, đây cũng là rối loạn gặp nhiều ở người bệnh có bệnh cơ thể mạn tính hoặc nan y với tỷ lệ 13-19% 3–5. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được vai trò quan trọng của nhân cách trong việc hình thành các rối loạn liên quan đến stress. Mặc dù mọi người đều trải qua căng thẳng, nhưng có những khía cạnh nhân cách có thể khiến một số người dễ bị căng thẳng hơn những người khác. Theo ICD –10, tố bẩm cá nhân hoặc tính dễ bị tổn thương đóng một vai trò lớn trong nguy cơ mắc bệnh và trong việc tạo nên biểu hiện của rối loạn sự thích ứng1. Quan điểm phổ biến cho rằng chúng là các mẫu hoạt động nhân cách ăn sâu dẫn đến các phản ứng cứng nhắc, mất uyển chuyển trong rất nhiều bối cảnh xã hội và giữa cá nhân –dẫn tới các dạng khác nhau về đau buồn chủ quan và hư tổn hoạt động và/ hay là gây đau buồn cho  các người khác liên đới với người đó. Nghiên cứu của Strain năm 1998 cũng chỉ ra rằng rối loạn nhân cách là một rối loạn đồng mắc phổ biến ở người bệnh rối loạn sự thích ứng với 38.6% người bệnh rối loạn sự thích ứng có rối loạn nhân cách và 15% người bệnh rối loạn nhân cách mắc rối loạn sự thích ứng6. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm lâm sàng rối loạn nhân cách ở người bệnh rối loạn sự thích ứng, nên chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:  “Mô  tả  đặc  điểm  lâm  sàng  rối  loạn  nhân cách ở người bệnh rối loạn sự thích ứng.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment