ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN TIM MẠCH QUỐC GIA – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN TIM MẠCH QUỐC GIA – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Trần Nguyễn Ngọc1,2 và Dương Minh Tâm1,2,1Trường Đại học Y Hà Nội 2Bệnh viện Bạch MaiNghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang ở 128 người bệnh suy tim điều trị nội trú tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán xác định suy tim. Kết quả: tỷ lệ gặp nhiều nhất là nhóm tuổi > 70 (40,1%). Tuổi trung bình người bệnh suy tim có trầm cảm cao hơn người bệnh suy tim không có trầm cảm (p < 0,05). Gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới. Trầm cảm thường xuất hiện ở người bệnh mắc suy tim dưới 1 năm (31,7%), có NYHA III (56,7%) và phân lớn là trầm cảm ở mức độ nhẹ (66,7%). Hầu hết người bệnh suy tim có triệu chứng trầm cảm là giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (90%). Đa số có rối loạn giấc ngủ (96,7%), tiếp theo là triệu chứng rối loạn ăn uống (73,3%) và triệu chứng bi quan về tương lai (48,3%). Ít gặp người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Ở nhóm suy tim có NYHA II, không gặp trường hợp người bệnh có ý tưởng bị tội và ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Tuy nhiên, ở nhóm suy tim có NYHA III/IV, có 3 trường hợp có ý tưởng bị tội và 2 trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.Từ khoá: trầm cảm, suy tim.Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý cảm xúc biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần bao gồm ức chế cảm xúc, tư duy và vận động. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10), trầm cảm biểu hiện bằng 3 triệu chứng đặc trưng, 7 triệu chứng phổ biến và 8 triệu chứng cơ thể. Các triệu chứng kéo dài trong thời gian ít nhất 2 tuần.1Ở người bệnh suy tim, trầm cảm là một rối loan tâm thần phổ biến. Nghiên cứu tổng quan trên 27 nghiên cứu của Thomas Rutledge cho thấycó tới 21,5% người bệnh suy tim có trầm cảm.2Trầm cảm ở người bệnh suy tim để lại những hâu quả bất lợi như giảm tuân thủ điều trị bệnh lý suy tim, giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong.3 Tuy nhiên, trầm cảm thường không được nhận ra ở người bệnh suy tim vì nhiều triệu chứng của trầm cảm giống với triệu chứng của suy tim. Sự buồn chán ủa người bệnh bị thầy thuốc, người chăm sóc và cả bản thân người bệnh cho rằng đó là phản ứng bình thường của một người đang mắc bệnh cơ thể mạn tính. Vì vậy đa phần các biểu hiện trầm cảm phát hiện muộn hoặc không được hiện muộn. Ở Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu về trầm cảm ở người bệnh suy tim nhưng chưa có đề tài nào tìm hiểu về đặc điểm của trầm cảm một cách đầy đủ và hệ thống. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu “Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai”
Nguồn: https://luanvanyhoc.com