Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ

Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ.Theo tổ chức y tế thế giới đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Đột quỵ là một vấn đề mang tính thời sự, là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Bệnh chiếm phần lớn dân số trên thế giới, hẹp động mạch nội sọ là nguyên nhân quan trọng gây nhồi máu não trên toàn thế giới. Hẹp động mạch nội sọ thường do xơ vữa động mạch và là nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ trên toàn thế giới. Nó là rất phổ biến ở Châu Phi, châu Á, và dân số gốc Tây Ban Nha. Lớn tuổi, tăng huyết áp tâm thu, đái tháo đường, tăng nồng độ LDL- C và hội chứng chuyển hóa, là các yếu tố nguy cơ quan trọng. Hẹp động mạch nội sọ có thể gây triệu chứng thoáng qua hoặc triệu chứng thần kinh nhất định hoặc có thể không có triệu chứng lâm sàng [17]. Hẹp động mạch nội sọ do xơ vữa chiếm 8% – 10% nhồi máu não tại Hoa Kỳ, nhưng chiếm 30% – 50% tất cả các loại đột quỵ tại châu Á [12]. Theo thống kê ở Hoa Kỳ tỷ lệ hiện mắc đột quỵ não là 794/100.000 dân, khoảng 700.000 người mới mắc, trên 160.000 trường hợp tử vong mỗi năm, trong đó đột quỵ thiếu máu não chiếm khoảng 80-85%. Theo ước tính của Hoa Kỳ, cứ mỗi 45 giây có 1 người bị đột quỵ và mỗi 3,1 phút có một người tử vong do đột quỵ.


Tại Việt Nam, đột quỵ chưa có thống kế trên toàn quốc, tuy nhiên tỷ lệ tăng đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi. Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995), tỷ lệ hiện mắc là 75,14/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc 53,2/100.000 dân. Khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam theo Lê Văn Thành và cộng sự (1994) tỷ lệ hiện mắc 416/100.000 dân và mới mắc 152/100.000 dân [9]. Chỉ có khoảng 26% trở lại được công việc ban đầu, số còn lại tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Vì thế tổn thất về kinh tế và tinh thần do đột quỵ não là gánh nặng lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đột quỵ não bao gồm nhồi máu não, xuất huyết não và xuất huyết khoang dưới nhện. Trong đó tỷ lệ nhồi máu não cao hơn rất nhiều so với xuất huyết não và xuất huyết khoang dưới nhện.
Ba nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ nhồi máu não theo phân loại TOAST là bệnh lý xơ vữa mạch máu lớn , tắc mạch từ tim và bệnh lý xơ vữa mạch máu nhỏ [25]. Theo nghiên cứu Christine năm 2013, bệnh lý xơ vữa mạch máu lớn là nguyên nhân của đột quỵ thiếu máu não chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước châu Á với tỷ lệ từ 30% – 40% sau đó là bệnh lý mạch máu nhỏ khoảng 30% và tắc mạch từ tim khoảng 20%. Ngược lại ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ nhồi máu do bệnh lý xơ vữa mạch máu lớn thấp hơn chỉ từ 10% – 15% [27]. Các nghiên cứu đã khẳng định có sự khác biệt đáng kể giữa bệnh lý xơ vữa động mạch ngoài sọ và bệnh lý xơ vữa động mạch nội sọ về dịch tễ, chủng tộc, yếu tố nguy cơ, cơ chế đột quỵ thiếu máu não, tiên lượng tái phát và điều trị dự phòng.
Trong khi bệnh lý hẹp động mạch ngoài sọ chủ yếu gặp ở người châu Âu và Bắc Mỹ (người da trắng) thì bệnh lý hẹp động mạch nội sọ gặp chủ yếu ở người châu Á, người da đen và người Hispanics [79]. Việt Nam là một đất nước nằm ở khu vực châu Á – khu vực của bệnh lý xơ vữa động mạch nội sọ. Trong khi nhiều nước khác trong khu vực có nhiều nghiên cứu về bệnh lý động mạch nội sọ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… thì tại Việt Nam nghiên cứu về bệnh lý nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ chưa được đề cập nhiều.
Hiện nay tại các bệnh viện lớn, chuyên khoa ở nước ta đã được trang bị các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại cho phép việc thăm dò và chẩn đoán bệnh lý động mạch nội sọ dễ dàng trong thực hành lâm sàng. Như vậy, tình trạng bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Tỷ lệ bệnh nhân nhóm này là bao nhiêu? So sánh các đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ ở Việt Nam so với các dân số ở các nước khác? Những câu hỏi này đã thôi thúc chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ” tại khoa Thần Kinh bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM với các mục tiêu cụ thể như sau :
1.    Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và tỉ lệ phân bố hẹp động mạch nội sọ
Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, yếu tố nguy cơ mạch máu và vị trí hẹp động mạch lớn nội sọ.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ     1
Chương 1 Tổng quan tài liệu     4
1    Đột quỵ não    4
Phân loại đột quỵ nhồi máu não    4
Giải    phẫu tưới máu não    7
1.3.1    Hệ động mạch cảnh     7
1.3.2    Hệ động mạch đốt sống thân nền    13
Các yếu tố nguy cơ độr quỵ não     16
1.4.1    Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được     16
1.4.2    Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được     17
Đặc    điểm nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ     18
1.5.1    Dịch tễ hẹp động mạch nội sọ    18
1.5.2    Yếu tố nguy cơ của xơ vữa hẹp động mạch nội sọ    22
1.5.3    Cơ chế nhồi máu não của xơ vữa hẹp động mạch nội sọ     24
1.5.4    Đặc điểm tổn thương nhồi máu não do xơ vữa động mạch nội sọ    31
1.5.5    Đặc điểm cận lâm sàng nhồi máu não có hẹp động mạch nội sọ    32
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu     35
2.1    Đối tượng nghiên cứu     35
2.1.1    Dân số mẫu     35
2.1.2    Dân số nghiên cứu     35
2.1.3    Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân    35
2.1.4    Tiêu chuẩn loại trừ    35
2.2    Phương pháp nghiên cứu     36
2.2.1    Thiết kế nghiên cứu     36
2.2.2    Sơ đồ nghiên cứu     36
2.2.3    Mẫu nghiên cứu     37
2.2.4    Phương tiện và công cụ thu thập    37
2.2.5    Phương pháp đo hẹp động mạch nội sọ    39
2.3    Định nghĩa các biến    42
2.3.1    Các biến trong nghiên cứu    42
2.3.2    Định nghĩa các biến     43
2.4    Phân tích xử lý số liệu    46
2.5    Vấn đề y đức     47
Chương 3 Kết quả nghiên cứu    48
3.1    Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu     48
3.2    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ phân bố hẹp    động    mạch    nội sọ    51
3.2.1    Đặc điểm lâm sàng    51
3.2.2    Đặc điểm cận lâm sàng, tỷ lệ phân bố hẹp động    mạch    nội    sọ    52
3.3    Mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, yếu tố nguy cơ mạch máu và
vị trí hẹp động mạch lớn nội sọ    55
Chương 4 Bàn Luận    60
4.1    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ phân bố hẹp động mạch nội sọ ….60
4.1.1    Đặc điểm lâm sàng     60
4.1.2    Đặc điểm cận lâm sàng và tỷ lệ phân bố hẹp động mạch nội sọ    68
4.2    Mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, yếu tố nguy cơ mạch máu và
vị trí hẹp động mạch lớn nội sọ    71
KẾT LUẬN    74
KIẾN NGHỊ     76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ chế và đặc điểm nhồi máu não do xơ vữa hẹp động mạch nội sọ …25
Bảng 2.2 Định nghĩa các biến số     42
Bảng 3.3 Phân bố theo giới tính    49
Bảng 3.4 Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân hẹp động mạch nội sọ     49
Bảng 3.5 Đặc điểm hội chứng đột quỵ nhồi máu não theo phân loại Oxfordshire 51
Bảng 3.6 Mức độ lâm sàng theo thang điểm NIHSS    51
Bảng 3.7 Đánh giá động mạch cảnh ngoài sọ qua khảo    sát    duplex    53
Bảng 3.8 Tỷ lệ hẹp động mạch nội sọ có triệu chứng và không    có triệu chứng …53
Bảng 3.9 Tỷ lệ vị trí hẹp động mạch nội sọ     54
Bảng 3.10 Mức độ hẹp động mạch nội sọ     55
Bảng 3.11 Tính chất số lượng vị trí hẹp động mạch nội sọ    55
Bảng 3.12 Mối tương quan phân bố tổn thương số lượng vị trí hẹp và hệ tuần hoàn não    56
Bảng 3.13 Tương quan giữa yếu tố nhân trắc học( giới tính) với vị trí hẹp hệ tuần hoàn não    56
Bảng 3.14 Tương quan giữa yếu tố nhân trắc học( tuổi) với vị trí hẹp hệ tuần hoàn
não    56
Bảng 3.15 Tương quan giữa yếu tố nguy cơ với vị trí hẹp của hệ tuần hoàn não..57
Bảng 3.16 Tương quan giữa các yếu tố nguy cơ với số lượng vị trí hẹp động mạch nội sọ    58Bảng 3.17 Tương quan giữa yếu tố nhân trắc học ( giới tính) với số lượng vị trí hẹp
động mạch nội sọ    58
Bảng 3.18 Tương quan giữa yếu tố nhân trắc học ( tuổi) với số lượng vị trí hẹp động
mạch nội sọ     59
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1    Các    động mạch cấp máu cho não    8
Hình 1.2    Các    đoạn động mạch cảnh trong    9
Hình 1.3    Các    động mạch não ở mặt trong và mặt ngoài bán cầu    12
Hình 1.4    Động mạch đốt sống thân nền    14
Hình 2.5 Minh họa các quy tắc được áp dụng đo mức độ hẹp của Siphon và động
mạch thân nền    41
Hình 2.6 Các động mạch nội sọ được đánh giá    41
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 phân bố theo nhóm tuổi    48
Biểu đồ 3.2 các yếu tố nguy cơ mạch máu của nhồi máu não    50
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ phân bố bệnh nhân có hẹp động mạch nội sọ trong tổng số bệnh
nhân nhồi máu não trong thời gian nghiên cứu    52
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 2 Phân độ sức cơ của Hội đồng nghiên cứu Y học Anh (Medical Research
Council of Great Britain)
Phục lục 3 Thang điểm đột quỵ não của Viện Quốc gia Sức khoẻ và Đột quỵ não
Hoa Kỳ(National institudes of Health Stroke Scale – NIHSS)
Phụ lục 4 Thang điểm Rankin cải biên

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment