Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu do ngộ độc cấp
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu do ngộ độc cấp
Đặng Thị Xuân
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu và khoảng trống thẩm thấu do ngộ độc cấp. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai. Tổng số 129 bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu do ngộ độc cấp tham gia nghiên cứu. Kết quả: Rối loạn ý thức (76,7%); đau đầu (81,3%); co giật (8,5%); tụt huyết áp (22,4%); toan chuyển hóa (66,7%); tổn thương thận cấp (20,1%); suy hô hấp (25,5%); suy đa tạng (23,3%) chỉ gặp ở nhóm nặng; tăng Hct (78,2%), tăng bạch cầu (58,9%); tăng lactat (82,9%); hạ glucose (51,1%); tiêu cơ vân (41,1%); hạ kali máu (44,9%). Nhóm bệnh nhân tử vong có áp lực thẩm thấu, khoảng trống thẩm cao hơn, thời gian nằm viện dài hơn nhóm sống. Tóm lại, đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu do ngộ độc cấp là cần thiết giúp xử trí sớm cũng như tiên lượng được các biến chứng.
Ngộ độc cấp là ngộ độc xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc một hoặc vài lần với một chất nào đó. Các biểu hiện ngộ độc xuất hiện trong vòng < 2 tuần sau phơi nhiễm với chất độc.1 Tăng áp lực thẩm thấu có thể gặp trong ngộ độc cấp, hay cụ thể là tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu.Khoảng trống áp lực thẩm thấu (OG – osmolar gap) là khoảng chênh lệch giữa áp lực thẩm thấu đo trực tiếp và áp lực thẩm thấu ước tính. Tồn tại sự chênh lệch này là vì trong máu có các chất có hoạt tính thẩm thấu, song các chất này lại không được tính tới khi áp dụng các công thức tính toán áp lực thẩm thấu thường quy. Ví dụ, khi trong cơ thể tồn tại: ethanol, methanol, formaldehyd, paraldehyd áp lực thẩm thấu huyết tương khi đo trực tiếp sẽ lớn hơn khi ước tính.2-4Tăng OG trong ngộ độc cấp xảy ra rõ ràng hơn trong giai đoạn đầu khi chất độc chưa được chuyển hoá. Khoảng trống áp lực thẩm thấu tăng là bằng chứng của sự hiện diện các chất khác ngoài natri, glucose, ure trong dịch ngoại bào. Khi có sự hiện diện của các độc chất như: ethanol, methanol, ethylen glycol hoặc những chất độc không xác định tích lũy lại trong suy thận trong dịch ngoại bào.5 Như vậy, tăng OG có giá trị trong chẩn đoán ngộ độc cấp. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được công bố về các đặc điểm của đối tượng tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu do ngộ độc cấp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu và khoảng trống thẩm thấu do ngộ độc cấp.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com