ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP CỘT SỐNG Ở BỆNH NHÂN NỮ GIỚI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP CỘT SỐNG Ở BỆNH NHÂN NỮ GIỚI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP CỘT SỐNG Ở BỆNH NHÂN NỮ GIỚI
Thanh Kim Huệ Nguyễn 1, Thị Phương Thủy Nguyễn 1,2,
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm khớp cột sống ở bệnh nhân nữ giới. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 54 bệnh nhân nữ chẩn đoán Viêm khớp cột sống theo tiêu chuẩn ASAS 2009 và ASAS 2011, điều trị nội trú tại Trung tâm Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2021 đến tháng 7/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ VKCS là 38,52±13,27 tuổi, thời gian chẩn đoán muộn là 4,76±6,24 năm. Viêm cột sống dính khớp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (37,0%), sau đó đến viêm khớp vảy nến (25,9%) và thấp nhất là viêm khớp phản ứng (1,9%). Có 85,2% bệnh nhân có biểu hiện đau ở các khớp ngoại vi và biểu hiện chủ yếu ở chi dưới. Đau cột sống cổ được ghi nhận với tỷ lệ cao. Độ giãn CSTL trung bình là 3,61±1,84 cm. Vảy nến là triệu chứng ngoài khớp thường gặp nhất. HLA-B27 dương tính chiếm 64,8%. Nồng độ CRP trung bình là 4,51±5,47mg/dl. Các bệnh nhân chủ yếu có mức độ hoạt động bệnh cao (42,6%).  Có 62,4% bệnh nhân VKCS thể trục có Xquang khớp cùng chậu thỏa mãn tiêu chuẩn New York sửa đổi năm 1984. Kết luận: Phụ nữ chẩn đoán VKCS có điểm giống và khác nhau trong biểu hiện bệnh khi so sánh với quần thể chung và so sánh với nam giới. Nhận biết các điểm giống và khác nhau đó giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm hơn và cải thiện việc quản lý bệnh VKCS ở nữ tốt hơn

Viêm  khớp  cột  sống  (VKCS)  là  một  nhóm bệnh lý gồm các bệnh viêm cột sống dính khớp (VCSDK), viêm khớp cột sống không tổn thương xquang, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng, viêm khớp trong bệnh viêm ruột và viêm cột sống chưa phân loại. Đặc điểm chung của nhóm bệnh này là sự kết hợp giữa hội chứng cùng chậu cột sống,  hội  chứng  bám  tận  và  hội  chứng  ngoài khớp, có yếu tố thuận lợi là cơ địa di truyền và sự có mặt của kháng nguyên HLA-B27.Trong lịch sử, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh VKCS được ghi nhận cao  hơn  nhiều  so  với  nữ  giới. Đặc  biệt  trong VCSDK (bệnh được coi  là  nguyên mẫu  của  nhóm bệnh  VKCS),  tỷlệnam:  nữđược  báo  cáo  là  9-10:11.  Tuy  nhiên  những  nghiên  cứu  gần đây cho thấy bệnh nhân nữngày càng phổbiến hơn, tỷlệnày được  biết đến  là  2,1:12.  Các  nghiên  cứu  vềVKCS ởnữgiới  chỉra bệnh nhân  nữcó thời  gian chẩn đoán muộn dài hơn so với  nam  giới.  Bệnh nhân  nữđược  báo  cáo  biểu  hiện  tại  cột  sống  cổvà khớp ngoại vi nhiều hơn nam giới. Tổn thương Xquang  khớp  cùng  chậu  ít  nghiêm  trọng hơn so với nam giới. Trong khi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân  nữlại tồi tệhơn, gánh nặng bệnh tật cao hơn nhưng đáp ứng điều  trịlại kém hơn. ỞViệt Nam chưa có một nghiên cứu nào vềVKCS ởbệnh  nhân  nữgiới.  Vì  vậy,  chúng  tôi  tiến  hành nghiên  cứu  với  mục  tiêu: Mô  tảđặc  điểm  lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm khớp cột sống ởbệnh nhân nữgiới.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment