Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư tuyến giáp tại bệnh viện k
Theo UICC 1993, ung thư tuyến giáp chiếm 1% tất cả các loại ung thư
và chiếm 90% các ung thư tuyến nội tiết. Tần suất mắc bệnh hằng năm từ 0,5 – 10/100.000 dân và khác nhau giữa các vùng. Tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam giới là 3/100.000 dân/năm, ở nữ giới cao hơn 2 – 3 lần [3], [23], [26], [66]. Ung thư tuyến giáp ngày càng tăng, đặc biệt ở phụ nữ. Tại Hà Nội, tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp theo tuổi là 1,9/100.000 dân, nữ giới mắc nhiều hơn nam giới: 1/2,6; tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ mắc bệnh ung th ư tuyến giáp ở nữ giới là 2,8/100.000 dân và ở nam giới là 1,5/100.000 dân [11], [13]. Ở Mỹ ước tính hàng năm có 17.000 bệnh nhân mới mắc ung thư tuyến giáp được chẩn đoán và có 1.300 bệnh nhân chết vì căn bệnh này, khoảng 190.000 bệnh nhân ung thư tuyến giáp đang được theo dõi ở độ tuổi trên 40 [23].
Ung thư tuyến giáp có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng. Bệnh nhân đến khám có thể vì một bướu giáp không có triệu chứng đi kèm, cũng có thể vì hạch cổ di căn cho đến những dấu hiệu ác tính rõ ràng cộng với hạch vùng hoặc đã có di căn xa ngay lần khám đầu tiên.
Tại Bệnh Viện K, bệnh viện chuyên khoa đầu ngành các tỉnh phía Bắc, hàng năm tiếp nhận, khám và điều trị cho một số lượng lớn bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp. Trong đó, ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ 1,8/100.000 dân Hà Nội/năm [1]. Với đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa, kinh nghiệm lâm sàng phong phú cùng với sự giúp đỡ của các phương tiện cận lâm sàng tương đối đầy đủ (tế bào học, siêu âm, cắt lạnh …), việc chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp rất chính xác, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Tuy nhiên, đối với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh nói chung, do thiếu hụt đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa ung bướu, thiếu những phương tiện cần thiết như tế bào học, cắt lạnh, kết quả giải phẫu bệnh trả muộn …, cũng như thiếu cập nhật kiến thức mới về qui trình chẩn đoán và điều trị bướu giáp, nên thường không có được chẩn đoán mô học trước mổ và phương pháp phẫu thuật thường không đủ. Đa số bệnh được phẫu thuật bóc bướu hay cắt rộng bướu, sau khi có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư tuyến giáp mới chuyển lên tuyến trên điều trị tiếp, thậm chí có những bệnh nhân không trở lại lấy kết quả giải phẫu bệnh do không được giải thích cặn kẽ.
Chính vì những lý do trên đã gây thêm sự quá tải tuyến trên vốn đã quá tải. Bệnh nhân phải chịu phí tổn lớn về vật chất, tổn thương về mặt tinh thần, do phải chịu nhiều cuộc mổ, lòng tin đối với bệnh viện địa phương bị tổn thương. Hơn nữa, việc mổ lại thường khó khăn, dễ gây tai biến hơn là mổ triệt để ngay từ đầu.
Với đề tài này tôi hy vọng có được những hiểu biết thêm về những đặc điểm, lâm sàng, các phương tiện chẩn đoán.
Vì thế, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm đến những mục tiêu sau đây:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của UTTG
2. Nhận xét đặc điểm mô bệnh học, tế bào học, siêu âm tuyến giáp của UTTG đã được điều trị tại bệnh viện K.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 8
1.1. Một số vấn đề về giải phẫu tuyến giáp và cấu trúc liên quan 8
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư tuyến giáp 15
1.2.1. Triệu chứng cơ năng 15
1.2.2. Triệu chứng thực thể 15
1.2.3. Siêu âm tuyến giáp 16
1.2.4. Tế bào học 18
1.2.5. Chụp X – quang, Cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ 21
1.2.6. Xạ hình tuyến giáp và xạ hình toàn thân bằng I131 22
1.2.7. Xét nghiệm máu 22
1.3. Nguyên nhân bệnh sinh 24
1.4. Sự phát triển của ung thư tuyến giáp 25
1.5. Phân loại TNM và chẩn đoán giai đoạn ung thư tuyến giáp 26
1.5.1. Xếp loại TNM và giai đoạn 26
1.6. Phân loại mô học 29
1.7. Nghiên cứu trong nước về ung thư tuyến giáp 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, tế bào, mô bệnh học 33
2.3. Xử lý số liệu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm lâm sàng của UTTG nguyên phát 38
3.1.1. Tuổi, giới 38
3.1.2. Diễn biến lâm sàng 39
3.1.3. Đặc điểm u lúc khám bệnh 40
3.1.4. Đặc điểm hạch lúc khám bệnh 41
3.1.5. Chẩn đoán lâm sàng 43
3.1.6. Chẩn đoán lâm sàng với u (sau mổ)< 1 cm 44
3.1.7. Chẩn đoán T (Tumor) sau mổ 44
3.1.8. Chẩn đoán N (Regional Lymph Nodes) sau mổ 45
3.1.9. Chẩn đoán giai đoạn sau mổ theo UICC2002 45
3.2. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA UTTG NGUYÊN PHÁT 47
3.2.1. Đặc điểm u trên siêu âm 47
3.2.2. Đặc điểm hạch trên siêu âm trong ung thư tuyến giáp 48
3.2.3. Chẩn đoán trên siêu âm 49
3.2.4. Chẩn đoán trên siêu âm với u (sau mổ) < 1 cm 49
3.2.5. Chẩn đoán tế bào học 50
3.2.6. Chẩn đoán tế bào học với u (sau mổ) < 1 cm 50
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm lâm sàng 53
4.1.1. Tuổi, giới 53
4.1.2. Tiền sử 53
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng 54
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 59
4.2.1. Siêu âm 59
4.2.2. Tế bào học 62
4.2.3. Mô bệnh học 63
4.2.4. Giai đoạn bệnh 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích