Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp của người lao động mỏ than Phấn Mễ
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp của người lao động mỏ than Phấn Mễ, Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020
Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Minh Tâm, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp ở người lao động tại mỏ than Phấn Mễ, Tỉnh Thái Nguyên, năm 2020. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên mẫu bệnh án nghiên cứu, trên 321 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi tại mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Kết quả cho thấy có 10,28% người lao động có ho khạc đờm, 4,67% có khó thở, 6,54% có đau ngực; 7,17% người lao động có tổn thương nhu mô phổi liên quan tới bệnh bụi phổi trên phim chụp X-quang theo tiêu chuẩn ILO-2000; có 18,04% người lao động có biến đổi chức năng hô hấp (trong đó 26,48% có biểu hiện rối loạn thông khí hạn chế; 1,56% người lao động có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn).
Theo thống kê năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng thứ 2 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới và là nguyên nhân tử vong đứng thứ 5 ở các nước thu nhập trung bình,1 mang lại gánh nặng bệnh tật rất lớn cho xã hội. Có nhiều nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp nhưng một trong các nguyên nhân quan trọng và thường gặp là ô nhiễm môi trường không khí,2 đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với bụi và hơi khí độc thì tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp cao hơn rất nhiều.3Trong lao động sản xuất, các yếu tố nguy cơ phát sinh trong quá trình sử dụng công nghệ, sản xuất và điều kiện môi trường làm việc có thể gây ảnh hưởng nhất địnhđối với trạng thái cơ thể và sức khỏe người lao động. Theo kết quả nghiên cứu của Chaivichit S, Vũ Xuân Trung, Phạm Thị Hồng Vân và một số tác giả trong nước cũng như nước ngoài khác, các yếu tố nguy cơ có hoặc phát sinh trong môi trường lao động có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây bệnh cho người lao động.4,5,6 Hậu quả phơi nhiễm với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường lao độngđều có thể dẫn đến các rối loạn chức năng của các cơ quan cũng như tình trạng sức khỏe nói chung cũng như rối loạn chức năng hô hấp với các mức độ khác nhau và các bệnh đường hô hấp.7Các bệnh đường hô hấp do các yếu tố nguy cơ từ môi trường lao động gây ra như các rối loạn thông khí hạn chế, rối loạn thông khí tắc nghẽn, bệnh bụi phổi, viêm phế quản mãn, ung thư phổi.7 Khám sàng lọc phát hiện sớm các triệu chứng lâm sàng và biến đổi trên cận lâm sàng giúp chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh hô hấp, giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật ở người .
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến bệnh đường hô hấp của người lao động mỏ than Phấn Mễ