ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Nhung*, Lê Ngọc Diệp*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Mụn trứng cá là bệnh lý thường gặp. Không đe dọa đến tính mạng cũng như không ảnh hưởng nhiều về mặt thể chất, nhưng có thể gây ra những vấn đề về tâm lý – xã hội nghiêm trọng. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang. Khảo sát 389 trường hợp bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán mụn trứng cá trong thời gian từ 11/2012 đến 06/2013.
Kết quả:Tổng cộng có 389 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 22,9 ± 4,7 tuổi (dao động từ 16-44 tuổi). Mụn trứng cá thường gặp ở lứa tuổi từ 20-24 tuổi (47,6%) và thường khởi phát ở độ tuổi từ 15-19 tuổi (55,8%).Dạng lâm sàng thường gặp là mụn trứng cá nhân và sẩn-mụn mủ, chiếm 49,4% và 37%. Phân bố mụn trên cơ thể thường gặp nhất là ở mặt 100%, tiếp đến là ngực và lưng (61,2% và 65,6%). Phân bố mụn trên vùng mặt tập trung nhiều nhất tại má, mũi và trán lần lượt chiếm tỉ lệ 99,5%, 98,7% và 97,9%. Phân loại: mức độ trung bình chiếm 62,5%, mức độ nhẹ chiếm 27,8%, mức độ nặng chiếm 9,7% và không có trường hợp nào rất nặng. Tổng điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) trung bình theo Dermatology Life Quality Index (DLQI): 12,95 ± 5,4 điểm (dao động từ 1-26 điểm). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa 2 nhóm bệnh nhân có tổng điểm CLCS ≤10 điểm và nhóm >10 điểm khi đề cập đến các yếu tố giới tính, độ tuổi, thời gian mắc bệnh, trình độ học vấn, nghề nghiệp và di chứng mụn. Có mối tương quan yếu (R=0,209, p<0,001) giữa tổng điểm CLCS và điểm độ nặng của mụn theo phương trình: Tổng điểm chất lượng cuộc sống = 8,671 + 0,19 x (điểm độ nặng).

Kết luận: Mụn trứng cá là bệnh lý da thường gặp. 90,3% bệnh nhân thuộc nhóm mụn trứng cá nhẹ và trung bình với sang thương đa dạng và tỉ lệ biến chứng sẹo cao (65%). Mụn trứng cá có ảnh hưởng nhiều đến CLCS của bệnh nhân. Các yếu tố liên quan đến CLCS bệnh nhân mụn: giới tính, độ tuổi, thời gian mắc bệnh, trình độ học vấn, nghề nghiệp, di chứng mụn và điểm độ nặng của mụn.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment