Đặc điểm lâm sàng và kết quả của bài tập huấn luyện nuốt ở bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần
Luận văn Đặc điểm lâm sàng và kết quả của bài tập huấn luyện nuốt ở bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần tại bệnh viện tai mũi họng TƯ năm 2015.Ung thư thanh quản (UTTQ) là loại ung thư (UT) đường hô hấp hay gặp ở Việt Nam, chiếm khoảng 2% tổng số các loại UT thường gặp. Trong phạm vi vùng tai mũi họng, ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Đa số ung thư thanh quản là ung thư biểu mô, còn ung thư liên kết rất hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 0,5% [24]. Hút thuốc lá và uống rượu là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh UTTQ (chiếm trên 95% tổng số bệnh nhân), ngoài ra, việc tiếp xúc với môi trường độc hại hay trào ngược thực quản – dạ dày,… là những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến UTTQ [24].
Hiện nay, đối với UTTQ, phẫu thuật vẫn là phương pháp pháp điều trị chủ yếu bên cạnh xạ trị và hóa trị. Có hai loại phẫu thuật UTTQ bao gồm: phẫu thuật tiệt căn hay cắt bỏ thanh quản toàn phần, phương pháp phẫu thuật này người bệnh phải thở qua lỗ của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ và phát âm không qua đường sinh lý tự nhiên mà bằng giọng nói thực quản, hay qua một thiết bị hỗ trợ phát âm…; Tiếp theo là phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, phương pháp này người bệnh có thể phát âm để giao tiếp và thở theo đường sinh lý tự nhiên [24].
Ngoài việc đảm bảo tốt nhất về phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh và mang lại chất lượng cuộc sống cho người bệnh thì việc bảo tồn chức năng thanh quản sau phẫu thuật ngày càng được các nhà khoa học coi trọng, đặc biệt là phát âm và nuốt. Nhiều nhà nghiên cứu và các chuyên gia đã khẳng định tầm quan trọng của việc chăm sóc của nhân viên y tế và tư vấn kịp thời của bác sĩ, điều dưỡng cho bệnh nhân giai đoạn hậu phẫu là cần đặc biệt được chú ý. Một trong những nội dung của việc này là hướng dẫn cho bệnh nhân tập nuốt. Tuy nhiên, thực tế trên thế giới, theo báo cáo của tác giả Richbourg L (2007), khi phân tích dữ liệu của 34/43 phiếu trả lời khảo sát đánh giá nhanh của người bệnh UTTQ sau xuất viện thì có tới 90% người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. 20% trong số những người có vấn đề về nuốt thức ăn không tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Tại Việt Nam, cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về việc tập luyện nuốt ở người bệnh UTTQ sau khi cắt TQBP. Do đó, đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng và kết quả của bài tập huấn luyện nuốt ở bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2015” là rất cần thiết, nhằm hai mục tiêu:
1. Đặc điểm lâm sàng của ung thư thanh quản được điều tri bằng phẫu thuật cắt thanh quản bán phần.
2. Kết quả của bài tập huấn luyện nuốt ở bệnh nhân sau cắt thanh quản bán phần.
MỤC LỤC Đặc điểm lâm sàng và kết quả của bài tập huấn luyện nuốt ở bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………3
1.1. Giải phẫu thanh quản …………………………………………………………………………….3
1.1.1. Phân vùng và ứng dụng …………………………………………………………………..3
1.1.2. Các khoang của thanh quản ……………………………………………………………..4
1.1.3. Các mạch máu của thanh quản …………………………………………………………5
1.1.4. Dẫn lưu bạch huyết thanh quản ………………………………………………………..5
1.1.5. Thần kinh chi phối thanh quản …………………………………………………………5
1.2. Sinh lý thanh quản – sinh lý nuốt ……………………………………………………………5
1.2.1. Sinh lý thanh quản ………………………………………………………………………….5
1.2.2. Sinh lý nuốt ……………………………………………………………………………………6
1.3. Ung thư thanh quản ………………………………………………………………………………9
1.3.1. Dịch tễ học ung thư thanh quản ………………………………………………………..9
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thanh quản ………………………………………9
1.3.3. Lâm sàng và cận lâm sàng ……………………………………………………………..10
1.3.4. Phân loại mô bệnh học …………………………………………………………………..11
1.3.5. Phân giai đoạn TNM theo UICC 2002 …………………………………………….11
1.3.6. Chẩn đoán và điều trị …………………………………………………………………….11
1.3.7. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ung thư thanh quản bán phần ……14
1.3.8. Kế hoạch chăm sóc người bệnh phẫu thuật ung thư thanh quản ………….16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………….19
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………19
2.1.1. Tiêu chí lựa chọn: …………………………………………………………………………19
2.1.2. Tiêu chí loại trừ…………………………………………………………………………….19
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….19
2.2.1. Thời gian – địa điểm nghiên cứu …………………………………………………….19
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………19
2.2.3. Công cụ nghiên cứu định lượng………………………………………………………19
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng ………………..20
Thang Long University Library
2.2.4. Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………….20
2.2.6. Sai số nghiên cứu ………………………………………………………………………….20
2.2.7. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………..21
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………….21
2.2.9. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………..22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………..23
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………31
4.1. Đặc điểm lâm sàng ……………………………………………………………………………..31
4.2. Đánh giá chức năng nuốt của bệnh nhân ung thư thanh quản được cắt thanh
quản bán phần …………………………………………………………………………………………..32
4.3.Tuân thủ các bài tập chăm sóc hướng dẫn nuốt cho người bệnh ………………..35
4.4. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh ………………..35
4.5. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh về chức
năng nói và nuốt ……………………………………………………………………………………….35
4.6. Thời gian nằm viện ……………………………………………………………………………..36
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..37
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………….39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC