Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của nốt ruồi hắc tố lành tính tại khoa phẫu thuật bệnh viện da liễu trung ương
Luận văn Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của nốt ruồi hắc tố lành tính tại khoa phẫu thuật bệnh viện da liễu trung ương. U tế bào hắc tố (melanocytic neoplasmas) là một bệnh lý ngoài da rất thường gặp hiện nay và chuyên khoa da liễu là một trong những chuyên khoa bệnh nhân thường tìm đến để tư vấn, khám và điều trị bệnh. Bệnh có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt da cơ thể, ngoài ra có ở một vài vị trí khác ít gặp hơn như củng mạc mắt, niêm mạc miệng, niêm mạc sinh dục…. Phân loại bệnh gồm có nốt ruồi hắc tố lành tính và u tế bào hắc tố ác tính trong đó phần lớn các tổn thương là nốt ruồi hắc tố là lành tính nhưng lại có khoảng 50% các u tế bào hắc tố ác tính phát sinh từ các nốt ruồi hắc tố lành tính trước đó [1].
Đối với các nốt ruồi hắc tố lành tính thì một trong những lý do rất hay khiến bệnh nhân tìm đến với bác sĩ là vấn đề thẩm mỹ. Bệnh có thể dẫn đến giảm sự tự tin thậm chí ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra nhiều trường hợp bệnh nhân đi khám bệnh là do nghi ngờ sự ác tính của tổn thương. Chính vì vậy, đối với các bác sĩ trước một trường hợp nốt ruồi hắc tố, thì việc chẩn đoán tổn thương là lành hay ác tính rất quan trọng. Điều ấy liên quan đến thái độ điều trị của người bác sĩ hoặc chỉ là đạt mục đích nhu cầu thẩm mỹ của người bệnh, nhưng cũng có thể là kiểm soát nguy cơ tiến triển thành ác tính, thậm chí là phẫu thuật, điều trị hóa chất… loại bỏ tổn thương ác tính, tránh di căn [2].
Hiện nay việc chẩn đoán xác định nốt ruồi hắc tố là lành tính hay ác tính xét nghiệm mô bệnh học vẫn là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên ở nhiều nước trên thế giới, ngoài xét nghiệm giải phẫu bệnh thì sự xuất hiện khám bằng dụng cụ “ Dermoscopy” được thực hiện với tất cả các tổn thương hắc tố là một bước tiến mới, là sự kết nối giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh. Dermoscopy đã hỗ trợ đắc lực trong việc chẩn đoán sớm các tổn thương tế bào hắc tố ác tính cũng như giảm bớt các chỉ định xét nghiệm giải phẫu bệnh trong một số trường hợp không cần thiết. Dermoscopy làm tăng sự chính xác của chẩn đoán nên 5-30% so với khám tổn thương bằng mắt thường, còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ [3] [4].Nhưng trong điều kiện nước ta còn chưa có nhiều điều kiện để sử dụng dermoscopy nhiều thì chẩn đoán trên lâm sàng và giải phẫu bệnh là vẫn là rất quan trọng. Mà hiện tại trong nước còn rất ít nghiên cứu đến các vấn đề lâm sàng và giải phẫu bệnh của nốt ruồi hắc tố. Chính vì lý do đó, để hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán xác định các tổn thương hắc tố là lành tính hay ác tính chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của nốt ruồi hắc tố lành tính tại khoa phẫu thuật bệnh viện da liễu trung ương.
Mục tiêu đề tài:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của nốt ruồi hắc tố lành tính.
2. Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học của nốt ruồi hắc tố lành tính.
1. Alessandro Taloni and Alexander A. Alemi, et al (2014), Mechanical properties of growing melanocytic nevi and the progression to melanoma, Plos One, 9(4): 20-27
2. U.S. Department of health and human services (2010), What you need to know about melanoma and other skin cancers, National Cancer Institute.p.10.
3. Braun RP and Oliviero M, et al (2009), Dermoscopy: what’s new?. Clin Dermatol, 27(1):26-34.
4. Sector of Dermatology and Federal University of Rio de Janeiro (2013), A lesion suspected of melanoma by dermoscopy: we must trust this diagnostic tool, J Dermatol Case Rep.
5. Axel Hauschild, Friederike Egberts, et al (2011), Melanocytic nevi, Journal der Deutschen Dermatologischen Gesellschaft, 9(9): 723-734.
6. Raymond L.Barnhill, Michael W.Piepkorn, et al (2014), Pathology of melanocytic nevi and melanoma. 3th ed. p.1-12.
7. Timothy McCalmont,M. and Chief Editor. et al (2013), Melanocytic nevi. Medscape ; Available from: http://emedicine.medscape.com/.
8. Lowell A. Goldsmith and Stephen I. Katz, et al (2012), Fitzpatrick’s dermatolody in general medicin. 8 ed. Vol. 1. p.1377-1415, Mc Graw Hill Medical.
9. Raymond L.Barnhill, Lozenro Cerroni, Martin Cook, et al (2010), State of the Art, nomenclature and points of consensus and controversy concerning benign melanocytic leisons: outcome of an international workshop, Adv Anat Pathol, 17(2): 73-90.
10. Ronald P. Rapini (2012), Practicle dermapthology. 2sd ed. p.261-272, Elsevier Saunders.
11. J. Eduardo Calonje and Thomas Brenn, et al (2012), McKee’s Pathology of the Skin. 4th ed. Vol. 1.p. 1150-1217, Elsevier Saunders.
12. Raymond L.Branhill, Arthur Neil Crowson. et al (2010), Textbook of dermepathology.3th ed. P.637-674, Mc Graw Hill Medical.
13. Friedman RJ and Farber MJ, et al (2009), The “dysplastic”nevus. Clinics in Dermatology, 27(1).
14. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013), Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư tế bào hắc tố. Trường đại học Y Hà Nội. Trang 37- 50.
15. Đoàn Hữu Nghị, Trần Hồng Trường, Đỗ Bá Hiển (1990), Ung thư hắc
tố. Nhận xét 8 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện K từ 1975-1986. Y học Việt Nam, số 3: 8-16
16. Baccard- M; Havard-S; Souques-M (1997), Prospective study of the
incidence of melanoma in the Paris region in 1994. The PRTRI Melanoma group. M- Réelanoma- Res; 7(4): 335-8.
17. Katsambas A, Nicolaidou E (1996), Cutaneous malignant melanoma and sun expousure. Recent developments in epidermiology. Arch Dermatol; 132(4): 444-50.
18. Cancer Reseach UK, Skin cancer statistics: www.cancerresearchuk.org/cancerstats/types/skin/incidence. Accessed May 2013.
19. Bùi Thị Bắc (1999), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái học u
hắc tố ác tính. Trường đại học YHà Nội. Trang 26-27.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái quát chung nốt ruồi hắc tố lành tính 3
1.1.1 Tế bào hắc tố 3
1.1.2. Hạt melannin 3
1.1.3. Những nét chung 4
1.1.4. Phân loại 4
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh 5
1.2. Các thể bệnh của nốt ruồi hắc tố lành tính 5
1.2.1. Nốt ruồi hắc tố mắc phải 5
1.2.2. Nốt ruồi Spitz 9
1.2.3. Nốt ruồi loạn sản 11
1.2.4. Nốt ruồi xanh 13
1.2.5. Nốt ruồi hắc tố bẩm sinh 16
1.2.6. Nốt ruồi kết hợp 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 21
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu 21
2.2.4. Các bước tiến hành 21
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 22
2.5. Đạo đức nghiên cứu 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Phần lâm sàng 23
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2. Đặc điểm thương tổn 24
3.2. Phần cận lâm sàng 28
3.2.1. Phân loại thể mô bệnh học 28
3.2.2. Tính đối xứng của cấu trúc 28
3.2.3. Sự phân bố các tế bào hắc tố 29
3.2.4. Một vài đặc điểm tổn thương ở thượng bì 29
3.2.5. Vài đặc điểm tổn thương phần trung bì 30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 33
4.1. Đặc điểm lâm sàng tổn thương 33
4.1.1. Tuổi và giới 33
4.1.2. Nghề nghiệp 34
4.1.3. Đặc điểm cơ bản của thương tổn 34
4.2. Đặc điểm mô bệnh học 38
4.2.1. Một vài đặc điểm chung của tổn thương 38
4.2.2. Nốt ruồi Spitz 40
KẾT LUẬN 41
KHUYẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo giới 23
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp 24
Bảng 3.3. Phân bố tổn thương theo kích thước tổn thương 25
Bảng 3.4. Đặc điểm bờ tổn thương 27
Bảng 3.5. Phân bố tổn thương theo cảm giác tại tổn thương 27
Bảng 3.6. Phân bố tổn thương theo đặc điểm tốc độ phát triển của tổn thương 27
Bảng 3.7. phân loại thể mô bệnh học 28
Bảng 3.8. Đặc điểm đối xứng của tổn thương 28
Bảng 3.9. Phân bố tổn thương theo sắp xếp của tế bào hắc tố 29
Bảng 3.10. Phân bố tổn thương theo cấu trúc thượng bì 29
Bảng 3.11. Phân bố tổn thương theo hình thái tế bào hắc tố 30
Bảng 3.12. Đặc điểm tăng sinh xơ của tổn thương 32
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo tuổi 23
Biểu đồ 3.2. Phân bố vị trí tổn thương 24
Biểu đồ 3.3. Phân loại hình dạng tổn thương 25
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm đối xứng của tổn thương 26
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm màu sắc tổn thương 26
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm số lượng tế bào hắc tố ở thượng bì 30
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm viêm của tổn thương 31
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm tăng sinh mạch của tổn thương 31