ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN BỐ CA LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHÂN BỐ CA LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh1, Đinh Thị Kim Dung2
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 186 người bệnh lọc máu chu kỳ tại Đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022. Người bệnh > 18 tuổi, thời gian lọc máu chu kỳ > 3 tháng và đồng ý tham gia nghiên cứu. Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên nội dung và biến số nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Tuổi thấp nhất là 19, tuổi cao nhất là 91, tuổi trung bình là 60 ±16,3. NB nam 47,3%, nữ 52,7%. 26,9% NB có thời gian lọc máu < 1 năm, 18,2% NB có thời gian lọc máu > 10 năm. Nguyên nhân gây suy thận mạn: 41,9% do tăng huyết áp, 22,6% do đái tháo đường. Các bệnh mắc kèm: 95,7% kèm tăng huyết áp, thiếu máu gặp 79,6%, suy tim gặp 48,4%, đái tháo đường gặp 29%, 64,2% có cường cận giáp, 14% mắc viêm gan virut mạn. Triệu chứng lâm sàng: 14% có biểu hiện khớ thở liên tục trước lọc, sau lọc còn 3,2%. Triệu chứng ho có 15,1% NB trước lọc, sau lọc máu có 3,2%. Có 36,6% bệnh nhân có triệu chứng phù trước lọc máu, sau lọc máu còn 12,9%. Triệu chứng da khô trước lọc có 7,5%, sau lọc là 11,8%. Trước lọc có 37,6% NB có biểu hiện chuột rút, sau lọc là 41,9%. Có 11,8% NB có biểu hiện buồn nôn trước lọc, sau lọc 9,7%. Triệu chứng chóng mặt, đau đầu chiếm 44,1% và 22,6% trước lọc, sau lọc 22,6% và 14%. Ca lọc máu 1 có nhiều NB nam hơn nữ, ca lọc máu 3 có nhiều NB nữ hơn nam. Ca lọc 1 không có sự khác biệt giữa độ tuổi lao động và không lao động, ca lọc 2 có độ tuổi không lao động cao hơn, ca lọc 3 có độ tuổi lao động cao hơn.
Bệnh thận mạn và bệnh thận mạn giai đoạn cuối hiện nay là một trong những vấn đề y tế toàn cầu với tần suất và tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, tiêu tốn nhiều chi phí và để lại những hậu quả nặng nề.Theo thống kê năm 2010 của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnhHoa kỳ (CDC) về bệnh thận và tiết niệu, đãcó khoảng 11,5% dân số Mỹ có độ tuổi trên 20 mắc bệnh thận mạn tính [1]. Thận nhân tạo chu kỳ hay lọc máu chu kỳ là một trong những biện pháp điều trị thay thế có hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất trên thế giới cũng như ở trong nước. Ngườibệnh (NB) lọc máu chu kỳ vẫn tham gia các hoạt động thường ngày như học tập, lao động, công việc gia đình… Mặc dù có nhiều tiến bộtrong y học, nhưng biến chứng gần và biến chứng xa ở NBlọc máu chu kỳ khó tránh khỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộcsốngcũng như tỷ lệ sống còn của NB[2]. NBlọc máu chu kỳ nếu được tư vấn, chăm sóc tốt và phát hiện sớm các biến chứng sẽ giúp hạn chế tỷ lệ biến chứng, nângcao chất lượng cuộc sống và giảmtỷ lệ tử vong. Đánh giá đặc điểm lâm sàng và phân bố ca lọc máu củaNB lọc máu chu kỳ rất quan trọng giúp người điều dưỡng lên kế hoạch tư vấn cho NB, phân bố ca lọc máu phù hợp, giúp NB tuân thủ tốt và đảm bảo kỹ thuật lọc máu chu kỳ an toàn và hiệu quả.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích: Phân tích đặc điểmlâm sàng và phân bố ca lọc máu của người bệnh lọc máu chu kỳ tại Bệnh viên đa khoa Xanh Pôn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lọc máu chu kỳ
Tài liệu tham khảo
1. KDIGO (2012), “Clinical Practice Guideline for anemia in chronic kideney disease”, Kidney Internation, Vol. 2, pp.279-335.
2. Bệnh học Nội khoa tập 1 (2012), “Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính định nghĩa và chẩn đoán”, Nhà xuất bản y học, trang 398-425.
3. Lê Thị Bình (2017), “Chăm sóc NB chạy thận chu kỳ”, ĐD các bệnh nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Hoàng Lan (2017), “Chất lượng cuộc sống của những BN STMGĐC LMCK tại bệnh viện quận Thủ Đức”, Đại học y dược, Đại học Huế.
5. Nguyễn Thị Thu Hà (2020), “Khả năng tự quản chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người bệnh lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang’’, Luận văn thạc sĩ.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com