Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhi mắc bệnh cơ tim giãn

Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhi mắc bệnh cơ tim giãn

Luận văn Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhi mắc bệnh cơ tim giãn. Bệnh cơ tim giãn là bệnh lý của cơ tim có nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân gây giãn và giảm chức năng tâm thu cơ thất trái và/hoặc thất phải [12].

Bệnh cơ tim giãn là loại bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh cơ tim ở trẻ em [2, 43]. Tỷ lệ mắc bệnh từ 1,1 đến 2,6/100.000 trẻ [8, 31, 35]. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ này còn cao hơn nhiều do nhiều trường hợp chưa được chẩn đoán do biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc bệnh nhân tử vong trước khi được phát hiện bệnh [8, 43].

Trên lâm sàng bệnh cơ tim giãn thường biểu hiện triệu chứng của suy tim. Bệnh thường được phát hiện muộn do tiến triển một cách thầm lặng, biểu hiện trên lâm sàng không tương xứng với tổn thương tại cơ tim [1]. Việc điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có phương pháp điều trị tận gốc, phần lớn vẫn là điều trị triệu chứng và ổn định tình trạng suy tim. Do đó bệnh cơ tim giãn là loại bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong còn khá cao [2]. Theo báo cáo kỹ thuật số 697 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỷ lệ tử vong của bệnh này khi theo dõi bệnh qua 5 năm là 35% và đạt tới 70% khi theo dõi bệnh qua 10 năm [42]. Vì vậy việc phát hiện sớm bệnh cơ tim giãn có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.
Siêu âm tim là phương pháp không xâm nhập hữu hiệu để phát hiện bệnh cơ tim giãn cũng như theo dõi tiến triển điều trị của bệnh [29, 43]. Ngày nay với sự phát triển và phổ biến của kỹ thuật siêu âm thì bệnh ngày càng được phát hiện nhiều hơn trên lâm sàng.
Khám lâm sàng tỉ mỉ phối hợp với siêu âm tim cho phép phát hiện sớm sự biến đổi hình thái và chức năng của tim, góp phần chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh cơ tim giãn hiệu quả.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh cơ tim giãn. Tại Việt Nam bước đầu đã có một số công trình nghiên cứu ở người lớn tuy nhiên chưa có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở trẻ em.
Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhi mắc bệnh cơ tim giãn” với hai mục tiêu :
1. Mô tả biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhi mắc bệnh cơ tim giãn.
2. Tìm hiểu một số đặc điểm trên siêu âm tim ở bệnh nhi mắc bệnh cơ tim giãn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN 3
1. DỊCH TỄ HỌC 3
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 5
2.1. Yếu tố gen và gia đình 5
2.2. Yếu tố miễn dịch 6
2.3. Yếu tố viêm cơ tim do virus và các độc chất khác 6
3. GIẢI PHẪU BỆNH 7
3.1. Đại thể 7
3.2. Vi thể 8
4. SINH LÝ BỆNH 8
5. TRIỆU CHỨNG 9
5.1. Lâm sàng 9
5.2. Xét nghiệm 11
5.2.1. Siêu âm tim 11
5.2.2. Chụp X – quang tim phổi thẳng 14
5.2.3. Điện tâm đồ 14
5.3. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác 15
5.3.1. Thông tim chụp buồng tim 15
5.3.2. Chụp cộng hưởng từ chức năng 16
5.4. Sinh thiết nội mạc cơ tim 16
6. ĐIỀU TRỊ 16
6.1. Điều trị nội khoa 16
6.2. Điều trị ngoại khoa 17
6.2.1. Ghép tim 17
6.2.2. Phương thức tái đồng bộ tim 18
6.2.3. Cấy ghép tế bào gốc 18
7. TIẾN TRIỂN BỆNH 18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 19
1. ĐỐI TƯỢNG 19
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 19
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.2. Các biến số nghiên cứu 20
2.2.1. Các biến số về đối tượng nghiên cứu 20
2.2.2. Các biến số về bệnh cơ tim giãn 20
2.3. Xử lý số liệu 26
KẾT QUẢ 27
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 28
3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 32
4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM TIM KHI RA VIỆN 35
BÀN LUẬN 35
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
1.1. Tuổi và giới 35
1.2. Các bệnh kèm theo 35
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH CƠ TIM GIÃN 35
2.1. Lý do vào viện 35
2.2. Thời gian tiến triển của bệnh 35
2.3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh 35
2.3.1. Suy tim 35
2.3.2. Các biểu hiện khác 35
3. ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM TIM CỦA BỆNH CƠ TIM GIÃN 35
4. CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG KHÁC 35
4.1. Điện tâm đồ 35
4.2. Chụp tim phổi thẳng 35
5. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM TIM KHI RA VIỆN 35
5.1. Biểu hiện lâm sàng 35
5.2. Siêu âm tim 35
KẾT LUẬN 35
KHUYẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Hoàng Việt Anh (2002). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler tim ở những bệnh nhân bệnh cơ tim giãn. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa.
2. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Trương Thanh Hương, Đỗ Doãn Lợi (1993). Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng trong bệnh cơ tim giãn. Tạp chí Nội khoa số 1, tr: 31-34.
3. Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà (chủ biên) (2010). Khó thở. Thực hành cấp cứu Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 116-124.
4. Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà (chủ biên) (2010). Suy tim. Thực hành cấp cứu Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 131-137.
5. Nguyễn Gia Khánh (chủ biên) (2009). Đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ phận tiết niệu trẻ em. Bài giảng Nhi khoa tập II. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 189.
6. Nguyễn Gia Khánh (chủ biên) (2009). Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em. Bài giảng Nhi khoa tập I. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 375.
7. Nguyễn Gia Khánh (chủ biên) (2009). Suy tim ở trẻ em. Bài giảng Nhi khoa tập II. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 59-69.
8. Nguyễn Văn Huy (http://nhikhoaphucsinh.com/home/?p=572). Bệnh cơ tim tiên phát ở trẻ em.
9. Lê Ngọc Lan (2011). Suy Tim. Trường Đại Học Y Hà Nội – Bộ Môn Nhi, Handout.
10. Tô Thanh Lịch (2001). Chẩn đoán và phân loại bệnh cơ tim bằng kỹ thuật sinh thiết nội tâm mạc-cơ tim theo đường tĩnh mạch có đối chiếu với lâm sàng. Luận án Tiến sỹ Y học chuyên nghành Giải phẫu bệnh.
11. Đỗ Doãn Lợi, Hoàng Việt Anh (2006). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler tim trên bệnh cơ tim giãn. Tạp chí nội khoa Số 7, tr: 1-3.
12. Các bộ môn Nội (1996). Bệnh cơ tim. Bài giảng bệnh học nội khoa tập II. Nhà xuất bản Y học, tr: 59-62.
13. Nguyễn Thị Phượng (1994). Góp phần chẩn đoán bệnh cơ tim giãn. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II.
14. Lê Anh Tiến, Trần Quý Tường (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler tim trên người bệnh cơ tim giãn. Tạp chí nội khoa số 589 – 590. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 101-103.
15. Lê Nam Trà (chủ biên) (2006). Suy Tim ở trẻ em. Bài giảng Nhi Khoa tập II. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 68-80.
16. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2007). Hướng dẫn đọc điện tim. Nhà xuất bản Y học, tr: 92, 142.
17. Viện dinh dưỡng quốc gia (http://viendinhduong.vn). Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc (1999-2011).
18. Tổ chức Y tế thế giới (2008). Đánh giá phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi. Hướng Dẫn Xử Trí Lồng Ghép Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Em. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, tr: 2.

Leave a Comment