Đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại ở bệnh nhân nhược cơ

Đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại ở bệnh nhân nhược cơ

Đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại ở bệnh nhân nhược cơ
Phạm Kiều Anh Thơ, Lê Đình Tùng, Nguyễn Thanh Bình
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại được thực hiện trên 30 bệnh nhân nhược cơ. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: tuổi trung bình bệnh nhân là 48,57 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 2/1; có 7 bệnh nhân nhóm I (23,3%), 7 bệnh nhân nhóm IIa (23,3%), 7 bệnh nhân nhóm IIb (23,3%), 6 bệnh nhân nhóm IIIa (20%), 2 bệnh nhân nhóm IIIb (6,7%) và 1 bệnh nhân nhóm IVa (3,3%); 73,3% bệnh nhân có kháng thể AchRs dương tính, 20% bệnh nhân có u tuyến ức. Test kích thích thần kinh lặp lại dương tính ở 21 bệnh nhân chiếm 70%, tỷ lệ test kích thích thần kinh lặp lại dương tính ở bệnh nhân nhược cơ mắt đơn thuần là 42,9%, ở nhóm cơ chi và thân mình (nhóm a: IIa, IIIa, IVa) là 64,2%, ở nhóm cơ hô hấp và hầu họng (nhóm b: IIb, IIIb) là 100%. Nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa kết quả bất thường trên test kích thích thần kinh lặp lại với kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể kháng thụ thể acetylcholine (AChRs) (p = 0,0041).

Bệnh  nhược  cơ  là  bệnh  rối  loạn  tự  miễn của hệ thần kinh ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền từ thần kinh đến cơ. Theo phân độ của hội nhược cơ hoa kỳ (MGFA), bệnh nhược cơ được phân thành từng nhóm liên quan đến các biểu  hiện  lâm  sàng  như  nhược  cơ  mắt  đơn thuần; nhược cơ ở các nhóm chi, cơ thân mình; nhược cơ hầu họng, cơ hô hấp.¹ Về mặt huyết thanh học, bệnh nhân nhược cơ ghi nhận sự hiện diện của một số tự kháng thể như: kháng thể kháng thụ thể acetylcholine (AChRs), kinase đặc hiệu cho cơ (MuSK) hoặc protein liên quan đến Lipoprotein 4(LPR4),² trong đó 80% – 85% bệnh  nhân  có  sự  xuất  hiện  các  kháng  thể kháng thụ thể Acetylcholin (AchRs) trong huyết thanh.³ Các biểu hiện lâm sàng trong bệnh lý nhược cơ thay đổi tùy theo giới tính, nhóm tuổi khởi phát; tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý nhược cơ ưu thế hơn nam giới ở nhóm bệnh nhân nhược cơ sớm (< 50 tuổi) và thấp hơn ở nhóm bệnh nhân khởi phát muộn (>= 50 tuổi);⁴ các bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ muộn (>= 50 tuổi) thường có biểu hiện nhược cơ mắt kết hợp với nhược cơ toàn thân và có biểu hiện lâm sàng nặng hơn so với nhóm bệnh nhân nhược cơ sớm (< 50 tuổi).

 

Đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại ở bệnh nhân nhược cơ

Leave a Comment