ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG ≥ 5 TUỔI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG ≥ 5 TUỔI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG ≥ 5 TUỔI NHẬP KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Lê Thị Ngọc Kim*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**
TÓM TẮT :
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) ở trẻ viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) ≥ 5 tuổi và ở các trường hợp nhiễm vi khuẩn không điển hình, tỷ lệ nhiễm Mycoplasma pneumoniae (MP), tỷ lệ nhiễm Chlamydophila pneumoniae (CP) và tỷ lệ các kết quả điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Có 51 ca VPCĐ ≥ 5 tuổi nhập khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 7/2012 – 7/2013.
Kết quả: có 51 ca VPCĐ ≥ 5 tuổi, tuổi trung bình 8 tuổi. Lý do nhập viện nhiều nhất là ho và sốt. Tỷ lệ không sốt lúc nhập viện 56,8%. Tỷ lệ thở nhanh 52,9%. Khám phổi không ran chiếm tỷ lệ cao. Giảm phế âm 21,6%. Bạch cầu tăng so với tuổi 51%. Tỷ lệ thâm nhiễm phế nang 45,1%, viêm phổi thùy (33,3%), viêm phổi kèm tràn dịch màng phổi (19,6%), viêm phổi kèm xẹp phổi (2%). Nhiễm MP 35,3%, nhiễm CP 5,9%. Tỷ lệ phổi không ran ở nhóm MP (+) cao hơn nhóm MP (-). Bạch cầu tăng so với tuổi trong nhóm MP (+) thấp hơn MP (-). Không có khác biệt về kiểu tổn thương X Quang ngực và tỷ lệ khỏi bệnh giữa hai nhóm. Số ngày điều trị trung bình 7 ngày. Tỷ lệ khỏi 90,2%, nghi lao 9,8%.
Kết luận: triệu chứng thở nhanh ở trẻ VPCĐ ≥ 5 tuổi ít xuất hiện hơn ở trẻ nhỏ nên cần kiểm tra X Quang ngực ở những trường hợp sốt không giải thích được kèm ho. Tỷ lệ VPCĐ MP (+) cao. Tầm soát và tìm yếu tố gợi ý lao trên các trường hợp tổn thương X Quang ngực đa dạng và phối hợp, bệnh cảnh LS nặng và kéo dài.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment