Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant một thì

Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant một thì

Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant một thì
Phạm Thu Hằng, Đàm Văn Việt, Trần Thị Mỹ Hạnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhận xét đặc điểm mật độ xương hàm, dạng sinh học mô mềm, chiều dày và chiều rộng lợi sừng hóa tại các vị trí cấy ghép implant. Nghiên cứu thực hiện trên chùm 24 bệnh nhân được phẫu thuật nâng xoang hở 1 thì cấy ghép 33 implant. Mật độ xương D3 cao nhất chiếm 69,8%, mô mềm dày chiếm 54,5%, mô mềm mỏng chiếm 45,5%, nam có tỉ lệ mô mềm dày cao hơn với 59,1%, nữ có tỉ lệ mô mềm mỏng cao hơn với 54,5%, chiều dày lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 2,7 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 3,2 ± 0,3 mm, chiều rộng lợi sừng hóa trung bình nhóm răng hàm nhỏ là 4,1 ± 0,7 mm; răng hàm lớn là 5,2 ± 1,0 mm. Mật độ xương ở vùng phía sau hàm trên chủ yếu là loại D3, chiếm 69,8%. Dạng sinh học mô mềm dày có tỉ lệ cao hơn, chiếm 54,5%. Không có sự khác biệt về dạng sinh học mô mềm ở nam và nữ. Chiều dày lợi sừng hóa trung bình nhóm RHN là 2,7 ± 0,7 mm; ở RHL là 3,2 ± 0,3 mm, Chiều rộng lợi sừng hóa trung bình ở RHN là 4,1 ± 0,7 mm; ở RHL là 5,2 ± 1,0 mm.

Mật độ xương là yếu tố quan trọng để lập kế hoạch cấy ghép implant, cụ thể là chiến lược sử dụng mũi khoan trong quá trình tạo vị trí nhận của implant rất phụ thuộc vào loại xương đặc hay xương xốp, ngoài ra thời gian lành thương cũng  khác  nhau  với  mỗi  loại  xương.¹  Theo Lekholm U và Zarb mật độ xương được chia thành bốn loại từ D1 đến D4, xương loại D1 đặc đồng nhất, D2 lớp xương đặc bao quanh lõi của xương, D3 là lớp mỏng của xương có độ đặc vừa và D4 là xương loãng. Do đó xương loại D2 và D3 chính là tiêu chuẩn xương phù hợp nhất cho cấy ghép Implant.² Mặt khác, ảnh hưởng của dạng sinh học mô mềm trên hàm răng tự nhiên đã được chứng minh trong y văn, với hàng loạt các bài viết chỉ ra rằng dạng mô mềm dày hơn và đủ chiều rộng lợi sừng hóa sẽ đem lại kết quả phẫu thuật cũng như phục hình tối ưu. Với quan điểm tương tự, các nghiên cứu hiện nay cũng có định hướng đánh giá xem độ dày niêm mạc có ảnh hưởng thế nào đến tổ chức quanh implant. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng mô tả chiều cao xương và đặc điểm mô mềm như nghiên cứu của Trương Mạnh Nguyên³ và Đàm Văn Việt⁴ đều chỉ ra mật độ xương vùng mất răng chủ yếu xương loại 3; trong  đó Trương  Mạnh  Nguyên  cho  kết  quả chiều cao trung bình xương hàm là 4,2 mm và nghiên cứu của Đàm Văn Việt cho thấy nhóm có dạng sinh học mô mềm dày, chiều cao lợi sừng hóa cao hơn và độ rộng lợi sừng hóa lớn hơn 3 mm thì khả năng nhú lợi đầy đủ cao hơn. Sự ảnh hưởng của dạng sinh học mô mềm liên quan đến niêm mạc quanh implant .

Đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant một thì

Leave a Comment