Đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có sử dụng hệ thống trâm Wave One
Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có sử dụng hệ thống trâm Wave One.Điều trị tủy hay còn gọi là điều trị nội nha là một công việc mà hầu hết các bác sỹ răng hàm mặt tại Việt Nam thường làm, nhưng để điều trị tủy thành công luôn là một thách thức lớn đối với các bác sỹ, kể cả các bác sỹ chuyên ngành nội nha.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Herber Shilder đã đưa ra “tam thức nội nha”, bao gồm làm sạch, tạo hình OT và hàn kín hệ thống OT theo 3 chiều không gian bằng các vật liệu thích hợp về mặt sinh học [1]. Cho đến nay, “tam thức nội nha” của Shilder vẫn được các nha sỹ tuân thủ và được coi là nguyên tắc vàng trong điều trị nội nha. Trong đó, tạo hình OT luôn là một bước quan trọng để thực hiện các bước tiếp theo như bơm rửa, làm sạch OT và hàn kín OT theo 3 chiều không gian.Tạo hình ống tủy luôn là một nhiệm vụ khó khăn trong những trường hợp OT cong hoặc là hình chữ S, đặc biệt với hệ thống trâm tay thép không gỉ truyền thống. Sự ra đời của hệ thống trâm Ni-Ti, với độ mềm dẻo và khả năng nhớ hình dạng ban đầu đã mang đến một cuộc cách mạng trong điều trị nội nha. Năm 1994, Ben -lohnson cùng với hãng Dentsply – Maillefer đã giới thiệu hệ thống trâm xoay liên tục Ni-Ti Proíile, sử dụng kết hợp với tay chậm giảm tốc. Tiếp theo là sự ra đời của các vật liệu trâm xoay liên tục khác như Protaper universal, Hero 642… [2].
Nhiều nghiên cứu trên lâm sàng và thực nghiệm thấy rằng, sử dụng trâm xoay Ni-Ti với kỹ thuật Crown-down giúp tạo hình được hình dạng OT có độ thuôn tốt hơn, có khả năng đẩy mùn ngà theo hệ thống trâm ra khỏi OT, thời gian làm việc ngắn hơn,…
Năm 2012, Dentsly – Maillefer đã đưa ra hệ thống trâm Wave One: là hệ thống trâm sử dụng kèm với motor quay với 2 động tác quay xuôi chiều kim đồng hồ và quay ngược chiều kim đồng hồ. Wave One là hệ thống trâm dùng 1 lần với 1 trâm duy nhất để tạo hình cho hầu hết các trường hợp OT. Hệ thống trâm Wave One có ưu điểm: giảm số lượng dụng cụ và số lần chuyển dụng cụ, giảm nguy cơ lây chéo giữa các bệnh nhân, giảm nguy cơ gãy dụng cụ do mắc kẹt hay do chu kỳ mỏi của kim loại.
Mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu về hiệu quả điều trị của trâm xoay Ni-Ti, nhưng những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hệ thống trâm xoay Wave One trong tạo hình ống tủy còn ít. Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện ở răng một chân và phần lớn là những nghiên cứu trên động vật hoặc trên thực nghiệm, vẫn còn rất thiếu những nghiên cứu lâm sàng trên người. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có sử dụng hệ thống trâm Wave One” với mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới Trên bệnh nhân có bệnh lý viêm tủy không hồi phục.
2. Đánh giá kết quả điều trị tủy nhóm răng trên có sử dụng hệ thống trâm Wave One.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có sử dụng hệ thống trâm Wave One
7. Hoàng Tử Hùng (2002), Giải phẫu răng, Nhà xuất bản Y học, 68-72
8. Lê Hưng (2003). Nghiên cứu hình thái và hệ thống OT của răng số 4, số 6 ứng dụng trong điều trị nội nha. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 16 – 17
10. Nguyễn Thị Như Trang (2012), Nghiên cứu hình thái thân, chân răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai trên CBCT, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, 54-60.
12. Trương Mạnh Dũng, Lương Ngọc Khuê (2011), Đặc điểm lâm sàng, Xquang răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới trên bệnh nhân có chỉ định điều trị nội nha, Tạp chí nghiên cứu Y học, Vol 74 No3, 249-253.
13. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2007), Nhận xét lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị tủy răng 6,7 hàm dưới với dụng cụ file cầm tay thường với dụng cụ file Protaper máy, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội, 37-45.
14. Lê Hưng (2003), Nghiên cứu hình thái và hệ thống OT của răng số 4, số 6 ứng dụng trong điều trị nội nha, Luận án Tiến sĩ Y học, 55-67.
16. Trịnh Thị Thái Hà (2013), Bệnh lý tuỷ, Chưa răng và nội nha tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 67-78.
40. Phạm Thị Thu Hiền (2009). Nghiên cứu lâm sàng, thực nghiệm hệ thống ống tủy và điều trị nội nha răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, 66-67.
41. Nguyễn Quốc Trung (2007), Nghiên cứu điều trị tủy nhóm răng hàm có chân cong bằng phương pháp sửa soạn ống tủy với trâm xoay máy và xoay tay NI-TI, Luận án tiến sỹ Y học Đại học Răng Hàm Mặt, 53-60.
42. Nguyễn Thị Phương Ngà (2009). Nghiên cứu điều trị tuỷ răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới có sử dụng trâm Protaper và máy X smart,
Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội, 43-44.
43. Bùi Thanh Tùng (2010), So sánh hiệu quả phương pháp điều trị nội nha một lần và nhiều lần ở răng tủy hoại tử và viêm quanh cuống mạn, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 39-59.
44. Bùi Thị Thanh Tâm (2004), Nhận xét hiệu quả điều trị tủy với Niti Protaper cầm tay, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 35-55.
45. Nguyễn Mạnh Hà (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và diều trị viêm quanh cuống răng mãn tính bằng phương pháp nội nha, Luận văn
Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 55-59.
46. Trần Thị Lan Anh (2005) .Đánh giá sơ bộ hiệu quả lâm sàng sử dụng trâm xoay NiTi Protaper trong điều trị tủy, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 41-42.
47. Đỗ Thị Hồng Nga (2006), Nhận xét hiệu quả tạo hình ống tủy bằng dụng cụ cầm tay K file và dụng cụ máy Protaper trong điều trị nội nha, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, 40-41.
48. Trần Văn Trường (2002), Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc, Nhà
xuất bản Y học Việt Nam, 32-46.
63. Phạm Văn Khoa, Bùi Quế Dương, Hoàng Tử Hùng (2000), Nghiên cứu so sánh hai kỹ thuật sửa soạn hệ thống OT, tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 72-79.
64. Nguyễn Đăng Dương (2006), Nhận xét hình thể ống tủy răng 6,7 hàm dưới ở bệnh nhân trên 60 tuổi và kết quả điều trị, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, 1-30.
67. Cao Thị Ngọc (2014), Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha nhóm răng hàm nhỏ có sử dụng hệ thống Endo Express năm 2014, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
MỤC LỤC Đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có sử dụng hệ thống trâm Wave One
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và chức năng của tuỷ răng 3
1.1.1. Một số đặc điểm về mô học của tuỷ răng 3
1.1.2. Đặc điểm hệ thống giải phẫu ống tủy 4
1.1.3. Chức năng của tuỷ răng 4
1.1.4. Đặc điểm giải phẫu tủy RHLTN hàm dưới 5
1.2. Đặc điểm bệnh lý tuỷ răng 7
1.2.1. Nguyên nhân của bệnh lý tuỷ 7
1.2.2. Triệu chứng của viêm tuỷ không hồi phục 9
1.2.3. Phân loại bệnh tuỷ răng 11
1.2.4. Biến chứng của bệnh viêm tuỷ 12
1.3. Kỹ thuật điều trị tuỷ răng 12
1.3.1. Vô trùng 12
1.3.2. Tạo hình và làm sạch HTOT 13
1.3.3. Hàn kín hệ thống OT 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 30
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 30
2.4.1. Phương tiện và vật liệu dùng cho nghiên cứu 30
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 34
2.4.3. Các bước tiến hành 35
2.4.4. Đánh giá kết quả điều trị 40
2.5. Phương pháp thống kê y học 41
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 42
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 42
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 45
3.2. Đánh giá kết quả điều trị 47
3.2.1. Đặc điểm chung của quá trình sửa soạn ống tủy 47
3.2.2. Đánh giá kết quả sau điều trị tủy 50
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 54
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 54
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu 57
4.2. Kết quả điều trị 60
4.2.1. Đặc điểm chung của quá trình sửa soạn ống tủy 60
4.2.2. Đánh giá kết quả sau điều trị tuỷ 68
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị ngay sau hàn ống tủy, sau 1
tháng và sau 6 tháng
Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Phân bố nguyên nhân gây bệnh theo giới
Phân bố nguyên nhân gây bệnh theo nhóm tuổi
Số lượng chân răng trên Xquang
Hình dạng ống tủy trên phim Xquang
Mức độ cong của ống tủy chân gần
Chiều dài làm việc của OT
Phân bố thời gian tạo hình theo số lượng ống tuỷ
Trâm tạo hình ống tuỷ
Kết quả điều trị ngay sau khi hàn OT trên phim Xquang
Kết quả điều trị sau hàn OT 1 tháng
Kết quả điều trị sau hàn OT 6 tháng
Phân bố kết quả sau điều trị 6 tháng theo giới
Phân bố kết quả sau điều trị 6 tháng theo số lượng ống tuỷ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo lý do tới khám 43
Biểu đồ 3.2. Kết quả nghiệm pháp thử lạnh 45
Biểu đồ 3.3. Kết quả nghiệm pháp thử nóng 46
Biểu đồ 3.4: Phân bố số lượng ống tuỷ 47
Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị ngay sau hàn ống tuỷ 50
Biểu đồ 3.6: Đánh giá kết quả lâm sàng sau 6 tháng 52
Hình 1.1: Hình dạng giải phẫu RHLTN hàm dưới 5
Hình 1.2. Kỹ thuật cân bằng lực 15
Hình 1.3: Hệ thống Profile 16
Hình 1.4: Thiết diện cắt ngang qua trâm Profile 17
Hình 1.5: Hệ thống Protaper 17
Hình 1.6: Diện cắt ngang của hệ thống protaper 18
Hình 1.7. Diện cắt của trâm Wave One từ D1-D8 21
Hình 1.8. Diện cắt của trâm Wave One từ D9-D16 21
Hình 1.9. Hình ảnh 3 Trâm Wave One 23
Hình 1.10. Lựa chọn trâm Wave One và các bước tạo hình ống tủy trên lâm
sàng 26
Hình 2.1. Hình ảnh 3 trâm Wave One 31
Hình 2.2. Hình ảnh máy motor Wave one 31
Hình 2.3. Hình ảnh máy motor X-Smart Plus 32
Hình 2.4. Hình ảnh bộ đam cao su cách ly 32
Hình 2.5. Hình ảnh máy đo chiều dài ống tủy 33
Hình 2.6. Gel glyde 33
Hình 2.7: Gutta percha W ave One 33
Hình 2.8. Hình ảnh máy X-quang kỹ thuật số 34
Hình 2.9. Xác định chiều dài làm việc 36
Hình 2.10. Tạo hình 2/3 trên của OT bằng trâm Wave One 37
Hình 2.11. Trâm K đi hết chiều dài làm việc 37
Hình 2.12. Trâm Wave One tạo hình hết chiều dài làm việc 38
Hình 2.13. Kiểm tra bằng trâm tay tương ứng 38
Hình 2.14. Hình ảnh thử côn trên Xquang 39
Hình 2.15. Hình ảnh sau hàn ống tuỷ 39
Hình 4.1: Hình ảnh răng có 3 ống tuỷ phía gần 62
Hình 4.2: Chụp cắt lớp dựng hình 3D hệ thống ống tuỷ răng hàm lớn thứ
nhất hàm dưới 64