ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÔNG CẦM MÁU Ở THAI PHỤ LUPUS TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÔNG CẦM MÁU Ở THAI PHỤ LUPUS TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÔNG CẦM MÁU Ở THAI PHỤ LUPUS TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Thị Kiều My Trần 1,2,, Thị Hà Hoàng 3, Hữu Trường Nguyễn 4, Thị Thiết Đào 2, Quốc Khánh Bạch 2
Mục tiêu: Có thai liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng đông sinh lý. Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT)  cũng được xem là một tình trạng tăng đông.  Do đó, phụ nữ lupus có thai có nguy cơ huyết khối cao. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu quan sát sự thay đổi của một số chỉ số đông cầm máu ở thai phụ lupus so với thai phụ khỏe mạnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 103 thai phụ lupus và nhóm chứng là 30 thai phụ khỏe mạnh. Các chỉ số đông cầm máu được thực hiện bao gồm PT, APTT, nồng độ fibrinogen, D dimer (DD), Fibrin monomer (FM) và số lượng tiểu cầu (SLTC). Kết quả: PT, APTT, nồng độ fibrinogen và số lượng tiểu cầu (SLTC) tương đồng giữa hai nhóm. Ở thai phụ lupus, nồng độ trung bình của DD và FM lần lượt là 1,584 ± 1,341 mg/L và 16,56 ± 35,57 mg/L, đều tăng cao hơn đáng kể so với thai phụ khỏe mạnh (p=0,015 và p = 0,001), đặc biệt ở thai kỳ giữa và cuối. Tỷ lệ tăng FM (> 6,0 mg/L) là 28,2%, trong khi FM không tăng ở nhóm thai phụ khỏe mạnh (p=0,001). Tỷ lệ tăng DD (>0,5 mg/L) là 83,5%, tương đồng với thai phụ khoẻ mạnh (p = 0,210). Nồng độ DD và FM có tương quan mức độ vừa (r2 = 0,20; p<0,001) trong khi ở thai phụ khỏe mạnh hai chỉ số này không tương quan với nhau (p=0,244). Kết luận: các chỉ số đông cầm máu cơ bản và D dimer có những thay đổi động học theo tuổi thai tuy nhiên không có sự khác biệt giữa  thai phụ lupus và thai phụ khỏe mạnh. Chỉ số FM tăng cao ở  thai phụ lupus gợi ý đến tăng nguy cơ huyết khối nên cần sử dụng theo dõi cho bệnh nhân.

Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT) được xem là  một  tình  trạng  tăng  đông  do  nhiều  cơ  chế tham gia bao gồm mức độ hoạt động của bệnh, thuốc và các bệnh lý kèm theo với nguy cơ huyết khối thay đổi từ 10% lên đến 50%  [1]. Khi mang thai, hệ thống đông cầm máu thay đổi một cách sinh lý theo xu hướng tăng đông và giảm tiêu sợi huyết như một cơ chế bảo vệ giúp giảm  nguy  cơ  xuất  huyết  khi  chuyển  dạ,  đây cũng là nguy cơ hình thành huyết khối trong suốt thai kỳ và sau khi sinh [2]. Vì vậy, thai nghén được xem là có nguy cơ mắc huyết khối  cao hơn từ 4 đến 10 lần so với  phụ nữ không mang thai [3]. Việc nhận định thay đổi chỉ số đông máu ở phụ nữ lupus mang thai giúp cho tiên lượng nguy cơ huyết khối và điều trị dự phòng.Vì vậy, đề tài “Đặc điểm một số chỉ số đông máu ở thai phụ lupus tại Bệnh viện Bạch Mai”được tiến hành nhằm mục tiêu: Mô tả  sự thay đổi của một số chỉ số đông cầm máu và fibrin monomer theo từng giai đoạn thai kỳ.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment