ĐẶC ĐIỂM NGỘ ĐỘC PARAQUAT Ở TRẺ EM NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I NĂM 1998 – 2007
ĐẶC ĐIỂM NGỘ ĐỘC PARAQUAT Ở TRẺ EM NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I NĂM 1998 – 2007
Tô Phúc Châu, Bùi Quốc Thắng
TÓM TẮT :
Nghiên cứu hồi cứu mô tả 41 trẻ ngộ độc paraquat nhập Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/01/1998 đến 31/12/2007.
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngộ độc paraquat ở trẻ nhập Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 1998 đến năm 2007
Phương pháp: hồi cứu mô tả
Kết quả: Trong lô nghiên cứu này có đến 78% trẻ từ 12 đến 15 tuổi, phân bố như nhau ở 2 giới nam nữ, nguyên nhân 86,1% tự tử do bị cha mẹ la. Triệu chứng lâm sàng ngộ độc paraquat thường gặp nhất là triệu chứng tiêu hóa, tuy nhiên tiên lượng nặng khi bệnh nhân có tổn thương thận, tổn thương gan, tổn thương hô hấp và số lượng cơ quan bị tổn thương nhiều. Các xét nghiệm giúp đánh giá tiên lượng bệnh bao gồm: số lượng bạch cầu, Hct, ion đồ máu, ure máu, creatinine máu, SGOT, SGPT, khí máu động mạch, paraquat niệu (paraquat test kit) và X quang phổi. Các biện pháp điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 bao gồm: rửa dạ dày, dùng Fuller’s Earth, hỗ trợ hô hấp, lọc máu hay thay máu, dùng kháng sinh, corticoides và truyền dịch. Tỉ lệ tử vong là 61%, chủ yếu do suy hô hấp.
Kết luận: Đa số trẻ ngộ độc paraquat là do tự tử. Tiên lượng nặng khi có tổn thương đa cơ quan. Tỉ lệ tử vong là 61%, chủ yếu do suy hô hấp.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất