ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC, DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2022

ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC, DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2022

ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC, DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2022
Đặng Thị Phương Duyên1, Nguyễn Anh Khoa1, Phạm Thị Tuyết Nhung2, Nguyễn Ngọc Như Khuê3
1 Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên
2 Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk
3 Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi đã khảo sát 2.582 nhân viên y tế (NVYT), chúng tôi có 1 số kết luận sau: Chiều cao trung bình của NVYT là 158,8 ± 7,0 cm, trong đó chiều cao trung bình của nam NVYT là 166,4 ± 5,3 cm và nữ NVYT là 155,6 ± 4,8cm. Cân nặng trung bình của NVYT là 55,6 ± 9,4 kg, trong đó cân nặng trung bình của nam NVYT là 65,0 ± 8,7 kg và nữ NVYT là 51,7 ± 6,4 kg. BMI của NVYT như sau: thiếu cân (8,0%), bình thường (80,1%), thừa cân (11,3%) và béo phì (0,7%). Có mối tương quan thuận giữa tuổi và BMI của NVYT (p<0,001). BMI của NVYT theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn và dân tộc có sự khác biệt (p<0,001). Nam NVYT có tình trạng thừa cân, béo phì cao hơn nữ NVYT. Bác sỹ có tình trạng thừa cân, béo phì cao hơn các nhóm trình độ chuyên môn khác. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến cho thấy hút thuốc lá, uống rượu bia và bệnh nền có liên quan đến tỷ lệ thừa cân, béo phì của NVYT (p<0,001). Đây là thực trạng đáng báo động và ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cần có những khuyến cáo phù hợp điều chỉnh lối sống, vận động thể lực, chế độ ăn uống và chế độ làm việc của NVYT.

Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Xác định nhân lực y tế là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và chất lượng nhân lực là yếu tố sống còn của ngành y tế. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam  đến năm 2020 có đặt mục tiêu “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng  thích  ứng  và  nhanh  chóng  tạo  được  thế chủ động trong môi trường sống và làm việc”, trong đó chiều cao thanh niên Việt Nam trung bình đến năm 2020 đạt trên 165 cm [1]. Chiều cao  trung  bình  hiện  tại  của  người  Việt  Nam trưởng  thành  là  159,7±7,4cm;  cân nặng  trung bình của nam giới người Việt Nam trưởng thành là 59,2±8,9 kg và nữ nặng 50,8±6,6  kg và có chỉ số khối cơ thể (BMI) thuộc loại bình thường (BMI = 21,9 với nam và 21,3 với nữ) [2].  Theo kết  quả  tổng  điều  tra  dinh  dưỡng  năm  2019-2020 của Bộ Y tế thì nam giới có chiều cao trung bình là 168,1 cm và nữ giới là 156,2 cm [3]. Tỷ lệ người thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng từ 8,5%  năm  2010  lên  thành  19,0%  năm  2020, trong đó khu vực thành thị tỷ lệ này là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9% [3]. Ở Đắk Lắk chưa có nghiên cứu về nhân trắc học và tình trạng dinh dưỡng của NVYT, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment