ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM CANDIDA MÁU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG AMPHOTERICIN B

ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM CANDIDA MÁU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG AMPHOTERICIN B

 ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM CANDIDA MÁU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG AMPHOTERICIN B TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 

2000 – 2003 
Nguyễn Thị Diệu Huyền*, Nguyễn Thị Thanh Lan** 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu tiền – hồi cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của 39 trường hợp nhiễm nấm Candida máu được điều trị bằng Amphotericin B tại Khoa Hồi Sức bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2000 – 2003. Kết quả cho thấy tỉ lệ nam : nữ là 1,7 : 1, trẻ sơ sinh chiếm 46,2%. Có 66,7% trẻ suy dinh dưỡng. 
Hầu hết bệnh nhi đều được điều trị kháng sinh phổ rộng (> 7 ngày), nuôi ăn đường tĩnh mạch, truyền lipid, phẫu thuật đường tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng khá kín đáo: sụt cân (87,2%), lừ đừ, ít cử động (69,2%), sốt (59%). Cận lâm sàng có 76,4% tăng CRP, 56,4% giảm tiểu cầu.. Thời gian trung bình từ lúc 
cấy máu lần đầu dương tính đến lúc bắt đầu điều trị Amphotericin B là 6,67 ngày. Biến chứng do điều trị thấp hơn so với người lớn, bao gồm: sốt cao lạnh run (7,7%), độc thận (7,7%), độc gan (15,4%)… Không có trường hợp sốc phản vệ nào. Tỉ lệ tử vongcao (46,2%). Các yếu tố gợi ý có thể là yếu tố nguy cơ gây tử vong là: suy dinh dưỡng, phẫu thuật đường tiêu hóa, thời gian từ lúc cấy máu đầu tiêndương tính đến lúc điều trị dài.Biểu hiện lâm sàng của nhiễm nấm Candida máu ở trẻ em không rõ ràng, tỉ lệ tử vong rất cao, Amphotericin tương đối có hiệu quả và an toàn

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment