ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
Thị Ái Vân Nguyễn 1,, Thy Cầm Vũ 1, Văn Tuấn Nguyễn1,2
Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ (RLGN) là một triệu chứng thường gặp ở tâm thần phân liệt thể paranoid (TTPL-P), có một số đặc điểm đặc trưng vừa có nét tương đồng lại vừa khác biệt so với rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn tâm thần khác. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt thể paranoid, điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022, đánh giá dựa trên bệnh án nghiên cứu và trắc nghiệm tâm lý chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburg (PSQI). Kết quả: có 76/112 bệnh nhân (67,9%) có rối loạn giấc ngủ, trong đó 96,1% là mất ngủ, 3,9% là rối loạn nhịp thức ngủ. Xét riêng theo giai đoạn giấc ngủ thì RLGN đầu giấc chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,5%. Xét chung RLGN cả 3 giai đoạn của giấc ngủ và chỉ RLGN đầu giấc chiếm tỷ lệ cao nhất 23,7%. Tổng thời gian ngủ trung bình là 5,3 ± 1,6 giờ, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Trên thang điểm PSQI điểm trung bình là 10,8 ± 3,9, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết luận: Rối loạn giấc ngủ thường gặp trong tâm thần phân liệt thể paranoid và là một vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc và điều trị các người bệnh này.

Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nặng, tiến triển có khuynh hướng mạn tính, khá phổ biến ở các nước trên thế giới với tỉ lệ khoảng 0,3-1,5% dân số. Tâm thần phân liệt có biểu hiện lâm sàng đa dạng với các đặc trưng như rối loạn tư duy, cảm xúc và hành vi, do sự tương tác giữa yếu tố di truyền, môi trường và tâm lý xã hội.1,2Tâm thần phân liệt thể paranoid là thể bệnh hay gặp nhất, các triệu chứng dương tính như hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm  sàng. Theo Stompe và cộng sự (2005), tỉ lệ tâm thần phân liệt thể paranoid chiếm tỉ lệ 58,6% theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10.3Trong  tâm  thần  phân  liệt,  các  triệu  chứng dương tính (hoang tưởng và ảo giác), các triệu chứng âm tính (thu mình trong xã hội) và suy giảm  nhận  thức  được  coi  là  đặc  điểm  nổi  bật nhất của bệnh này, vai trò của giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ ngày càng được chú ý trong thực hành lâm sàng. Phần lớn người bệnh tâm thần phân liệt báo cáo những bất thường về giấc ngủ, có xu hướng báo trước khi bệnh khởi phát và có thể dự đoán một đợt cấp của các triệu chứng loạn thần.4Có đến 80% người bệnh bị rối loạn phổ phân liệt bị rối loạn giấc ngủ, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.5Rối loạn giấc ngủ là một trong những vấn đề được bác  sĩ  điều  trị  quan  tâm.  Các  nghiên  cứu  cho thấy  rằng  các  rối  loạn  giấc  ngủ  đi  kèm  mang những rủi ro riêng, baogồm cả việc khiến các triệu chứng loạn thần trở nên tồi tệ hơn và chất lượng cuộc sống kém hơn.4Hiện nay, ở Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ  ở  người  bệnh tâm  thần  phân  liệt paranoidnên chúng tôi tiến hành đề tàinghiên cứu với  mục  tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh tâmthần phân liệt thể paranoid.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment