Đặc điểm tiêu chân răng các răng hàm sữa trên phim panorama ở bệnh nhân 5 – 8 tuổi

Đặc điểm tiêu chân răng các răng hàm sữa trên phim panorama ở bệnh nhân 5 – 8 tuổi

Đặc điểm tiêu chân răng các răng hàm sữa trên phim panorama ở bệnh nhân 5 – 8 tuổi
Võ Thị Thuý Hồng, Lê Thanh Thuý, Võ Trương Như Ngọc
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang ghi nhận các đặc điểm tiêu chân răng của 1282 răng hàm sữa trên phim Panorama. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm tiêu sinh lý và tiêu viêm ở các bệnh nhân 5 – 8 tuổi. Kết quả cho thấy tỉ lệ tiêu sinh lý ở các chân răng hàm sữa chiếm tỉ lệ 76,37% và tiêu viêm là 23,63%. Ở nhóm răng tiêu sinh lý hình ảnh tiêu chéo chiếm 79,26%, tiêu ngang chiếm tỉ lệ 46,53% ở nhóm răng tiêu viêm. Nhóm trẻ 5 – 8 tuổi trên phim Panorama cho thấy các chân răng hàm sữa tiêu sinh lý chiếm tỉ lệ cao, tiêu viêm chiếm tỉ lệ cao ở các răng sâu có tổn thương tuỷ, răng trám thất bại và răng điều trị tuỷ kém.

Theo Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ, tiêu chân răng được định nghĩa là một tình trạng liên quan đến quá trình sinh lý hoặc quá trình bệnh lý dẫn đến mất tổ chức cứng của răng (mất ngà răng, xi măng).1 Tiêu chân răng sinh lý được quan sát ở răng sữa dẫn đến sự rụng răng sữa và sự mọc của răng vĩnh viễn.2 Còn sự tiêu bệnh lý có thể xảy ra sau chấn thương, di chuyển răng chỉnh nha hoặc do nhiễm trùng tủy hoặc cấu trúc nha chu.1 Tiêu bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến mất răng sớm.3Tiêu chân răng ở răng sữa là một sự kiện sinh lý hoặc bệnh lý chủ yếu xảy ra do hoạt động của các tế bào tiêu chân răng được kích hoạt, nó được đặc trưng bởi sự mất dần dần hoặc tạm thời các tổ chức của răng như xi măng hay ngà răng. Đây là một quá trình diễn ra tại chỗ và sự khởi phát của nó có liên quan đến sự hoại tử của nguyên bào xi măng hoặc do sự tổn thương của dây chằng nha chu.1 Loại hình tiêu chân răng sữa này gặp rất thường xuyên trong thực hành lâm sàng của bác sĩ răng trẻ em và hiện tượng sâu răng hàm sữa ở trẻ khá phổ biến, thường gây biến chứng tủy răng dẫn đến tiêu  chân  răng  bệnh  lý.4 Trên  phim  X-quang, hiện tượng này được đặc trưng bởi sự mất cấu trúc của răng và xương ổ răng vùng kế cận với hình ảnh thấu quang liên tục.7 Nếu không được phát hiện sớm thì tiêu viêm chân răng sữa tiến triển có thể dẫn đến hậu quả mất răng sữa sớm và ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn thay thế nó.6,8 Các nghiên cứu về tiêu chân răng sữa còn rất ít vì thế chúng tôi đã tiến hành nghiên  cứu  nhằm  mô  tả  đặc  điểm  tiêu  chân răng sinh lý và tiêu viêm các răng hàm sữa trên phim Panorama ở bệnh nhân 5 – 8 tuổi.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
tiêu chân răng, răng hàm sữa, phim Panorama

Tài liệu tham khảo
1. Fernandes M, De Ataide I, Wagle R. Tooth resorption part I-pathogenesis and case series of internal resorption. Journal of conservative dentistry: JCD. 2013;16(1):4-8. doi: 10.4103/0972-0707.105290.
2. Harokopakis-Hajishengallis E. Physiologic root resorption in primary teeth: molecular and histological events. Journal of oral science. 2007;49(1):1-12. doi: 10.2334/josnusd.49.1
3. Patel S., Ricucci D., Durak C., et al. Internal root resorption: a review. Journal of endodontics. 2010;36(7):1107-1121. doi: 10.10 16/j.joen.2010.03.014.
4. Mulia D, Indiarti I.S, Budiarjo S. Effect of root resorption of primary teeth on the development of its permanent successors: An evaluation of panoramic radiographs in 7 – 8 year-old boys. Journal of Physics: Conference Series. 2018;1073:032015. doi: 10.1088/1742-6596/1073/3/032015.
5. Vieira-Andrade R.G, Drumond C.L, Alves L.P.A, et al. Inflammatory root resorption in primary molars: prevalence and associated factors. Brazilian oral research. 2012;26(4):335-340. doi: 10.1590/S1806-83242012000400009.
6. Santos B.Z, Bosco V.L, Silva J.Y.B.d, et al. Physiological and pathological factors and mechanisms in the process of root resorption in primary teeth. RSBO (Online). 2010;7(3):332-339.
7. Cardoso M, Rocha M.J.d.C. Identification of factors associated with pathological root resorption in traumatized primary teeth. Dental traumatology. 2008;24(3):343-349.
8. Bolan M, De Carvalho Rocha M.J. Histopathologic study of physiological and pathological resorptions in human primary teeth. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, and Endodontology. 2007;104(5):680-685. doi: 10.1016/j.tripleo.200 6.11.047.
9. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Đăng Vững, Đỗ Thị Thanh Toàn. Phương pháp nghiên cứu trong Y Sinh học. Nhà xuất bản Y học; 2018.
10. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải. Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng. 2020;30(1):123-129. doi: 10.51403/0868-2836/ 202 0/ 306.
11. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4 – 8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 2012. http://www.yhth.vn/thuc-trang-benh-rang-mieng-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o-tre-4-8-tuoi-tai-5-tinh-thanh-cua-viet-nam-nam-2010_t3032.aspx.
12. Dye B.A, Thornton-Evans G, Li X., et al. Dental caries and sealant prevalence in children and adolescents in the United States, 2011-2012. NCHS Data Brief. March 2015;191. https://www.cdc.gov/nchs/products/databriefs/db191.htm.
13. Võ Trương Như Ngọc, Đoàn Thanh Tùng, Phạm Hoàng Tuấn. Đặc điểm lâm sàng, X-quang sâu răng mặt bên răng hàm sữa ở trẻ em 5 – 8 tuổi. Tạp chí Y học thực hành. 2014.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment