ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC DẠNG THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH TRÊN SINH VIÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC DẠNG THỂ CHẤT Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH TRÊN SINH VIÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hạ Chí Lộc1,, Võ Trọng Tuân1
1 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm tìm mối tương quan giữa các dạng thể chất Y học cổ truyền và đặc điểm nhân cách trên sinh viên khoa Y học cổ truyền tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện trên 420 sinh viên ngành bác sỹ Y học cổ truyền tại Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022. Dữ liệu được thu thập từ sinh viên bao gồm đặc điểm chung, đặc điểm thể chất Y học cổ truyền bằng bảng câu hỏi CCMQ, đặc điểm nhân cách bằng bảng câu hỏi EPI. Kết quả: Đặc điểm hướng ngoại có mối tương quan thuận mức độ thấp với các thể: thể chất Âm hư, thể chất Đàm thấp, thể chất Khí uất, thể chất Đặc biệt. Đặc điểm bất ổn thần kinh có mối tương quan thuận mức độ thấp với các thể: thể chất Khí hư, thể chất Âm hư, thể chất Đàm thấp, thể chất Thấp nhiệt, thể chất Huyết ứ, thể chất Đặc biệt. Tương quan thuận mức độ trung bình với thể chất Khí uất. Tương quan nghịch mức độ trung bình với thể chất Bình hòa. Kết luận: Các thể chất không cân bằng có mối tương quan thuận với đặc điểm bất ổn thần kinh, trong khi thể chất cân bằng có tương quan nghịch với đặc điểm bất ổn thần kinh. Có mối liên hệ giữa một số thể chất không cân bằng với đặc điểm hướng ngoại.
Thể chất y học cổ truyền (TCYHCT) bao gồm 9 dạng: âm hư, dương hư, khí hư, khí uất, đàm thấp, huyết ứ, thấp nhiệt, đặc biệt và bình hòa. Mỗi TCYHCT có đặc điểm sinh lý, tâm lý và xu hướng bệnh tật khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu của Liu Xuekai năm 2020 chỉ ra TCTL là yếu tố nguy cơ giảm chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên trên nhiều phương diện: thể chất, tâm lý, sức khỏe1. Trong khi, học thuyết nhân cách của Hans Eysenck có 2 chiều đặc điểm do các phản ứng sinh lý trong cơ thể góp phần quy định (hướng ngoại, bất ổn thần kinh).Các đặc điểm thể chất tác động qua lại với nhau một cách phức tạp, thể chất “trội” sẽ góp phần lớn biểu hiện của kháchthể trên phương diện sinh lý, tâm lý và nguy cơ bệnh lý. Do đó, khảo sát tìm mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và thể chất Y học cổ truyền không chỉ chứng minh được lý luận thể chất Y học cổ truyền mà còn giải thích những khác biệt về các đặc điểm nhân cách trong từng nhóm thể chấ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com