Đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số tế bào máu của người hiến tiểu cầu trước và sau gạn tách tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng
Đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số tế bào máu của người hiến tiểu cầu trước và sau gạn tách tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng.Máu và chế phẩm máu vô cùng quan trọng cho cấp cứu và điều trị người bệnh. Cùng với sự phát triển của y học nhất là các kỹ thuật cao như ghép tạng, mổ tim hở… nhu cầu về máu và các chế phẩm máu ngày càng lớn [9].
Trong việc sử dụng máu, vấn đề an toàn truyền máu luôn được đặt lên hàng đầu, với phương châm “cần thì truyền, không cần không truyền, thiếu thành phần nào truyền thành phần ấy, không truyền máu toàn phần”, nên việc chỉ định truyền máu trong lâm sàng đã có bước tiến vượt bậc. Bệnh nhân được cung cấp những thành phần máu mà họ thiếu, không truyền những thành phần không cần do đó nâng cao hiệu quả của truyền máu [9].
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn đông cầm máu và góp phần vào quá trình làm lành vết thương. Sự khiếm khuyết của tiểu cầu về số lượng và/hoặc chức năng đều có thể đưa đến tình trạng xuất huyết với các mức độ khác nhau, nhiều khi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân (xuất huyết não, chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu thận…). Truyền khối tiểu cầu là một liệu pháp điều trị thay thế rất quan trọng giúp cho bệnh nhân được bổ sung đủ số lượng tiểu cầu cần thiết để ngăn chặn quá trình chảy máu [12], [13], [17].
Tại các trung tâm truyền máu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khối tiểu cầu có thể được điều chế bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như: kỹ thuật ly tâm để điều chế khối tiểu cầu từ đơn vị máu toàn phần, khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến máu bằng máy tách tế bào máu tự động. Hiện nay việc thiếu người hiến tiểu cầu xảy ra ở tất cả các trung tâm truyền máu trên toàn quốc, câu hỏi được đặt ra làm sao để mọi người hiểu và sẵn sàng tham gia hiến tiểu cầu để có đủ số lượng tiểu cầu cho cấp cứu và điều trị người bệnh còn đang bỏ ngỏ? Muốn vậy, chúng ta phải phân tích những đặc điểm và tiêu chuẩn của người hiến tiểu cầu, tìm hiểu sự thay đổi các chỉ số tế bào máu của người hiến tiểu cầu từ đó đưa ra những tư vấn để mọi người hiểu rõ được điều kiện và ý nghĩa của việc hiến tiểu cầu để cùng tham gia [8], [9].
Ở Hải Phòng khối tiểu cầu hiện tại chủ yếu được cung cấp từ người hiến tiểu cầu bằng máy gạn tách. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người hiến tiểu cầu như cân nặng là bao nhiêu? huyết áp thế nào, khoảng thời gian giữa hai lần hiến và các chỉ số về tế bào máu, nhất là số lượng tiểu cầu máu ngoại vi là bao nhiêu?… nên việc tìm hiểu, xác định được những đặc điểm và sự thay đổi chỉ số tế bào máu của người hiến tiểu cầu sẽ giúp chúng ta tư vấn cho người hiến tiểu cầu hiểu và sẵn sàng tham gia hiến tiểu cầu để có đủ số lượng và đạt chất lượng tốt nhất [3]. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số tế bào máu của người hiến tiểu cầu trước và sau gạn tách tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng” với mục tiêu:
1. Tìm hiểu đặc điểm nhân trắc học và một số chỉ số tế bào máu của người hiến tiểu cầu gạn tách tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng 2019.
2. Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tế bào máu trước và sau gạn tách của người hiến tiểu cầu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm sinh lý học tiểu cầu 3
1.1.1. Đặc điểm của tiểu cầu 3
1.1.2. Cấu trúc tiểu cầu 3
1.1.3. Chức năng của tiểu cầu 4
1.2. Khối tiểu cầu gạn tách 7
1.2.1. Tuyển chọn người hiến tiểu cầu 7
1.2.2. Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động 9
1.2.3. Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy tách tự động 11
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản 11
1.3. Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng khối tiểu cầu 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.3. Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu 17
2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 17
2.5. Sơ đồ nghiên cứu 19
2.6. Xử lý số liệu 20
2.7. Đạo đức nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu tại Hải Phòng 21
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của NHTC 21
3.1.2. Đặc điểm về giới tính của NHTC 21
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của NHTC 22
3.1.4. Đặc điểm về cân nặng của NHTC 22
3.1.5. Đặc điểm về huyết áp của NHTC 23
3.1.6. Chỉ số tế bào máu của NHTC 23
3.1.7. Đặc điểm về nhóm máu hệ ABO của NHTC 24
3.1.8. Đặc điểm về nhóm máu hệ ABO và Rh của NHTC 24
3.2. So sánh các chỉ số tế bào máu trước và sau gạn tách tiểu cầu 25
3.2.1. Chỉ số tế bào máu của người hiến sau gạn tách tiểu cầu 25
3.2.2. So sánh các chỉ số tế bào máu của NHTC trước và sau gạn tách 26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 27
4.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng 27
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của NHTC 27
4.1.2. Đặc điểm về giới tính của NHTC 28
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của NHTC 29
4.1.4. Đặc điểm về cân nặng của NHTC 30
4.1.5. Đặc điểm về huyết áp của NHTC 30
4.1.6. Chỉ số tế bào máu của NHTC 31
4.1.7. Đặc điểm về nhóm máu hệ ABO và Rh của NHTC 31
4.2. So sánh các chỉ số tế bào máu trước và sau gạn tách 32
4.2.1. Chỉ số tế bào máu của người hiến sau gạn tách tiểu cầu 32
4.2.2. So sánh các chỉ số tế bào máu của NHTC trước và sau gạn tách 33
KẾT LUẬN 35
KHUYẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số đơn vị tiểu cầu tiếp nhận theo lứa tuổi của NHTC 21
Bảng 3.2. Số đơn vị tiểu cầu tiếp nhận theo giới của NHTC 21
Bảng 3.3. Số đơn vị tiểu cầu tiếp nhận theo nghề nghiệp của NHTC 22
Bảng 3.4. Chỉ số cân nặng của NHTC 22
Bảng 3.5. Chỉ số huyết áp trung bình của NHTC 23
Bảng 3.6. Chỉ số tế bào máu của NHTC 23
Bảng 3.7. Phân loại nhóm máu hệ ABO của NHTC 24
Bảng 3.8. Phân loại nhóm máu hệ ABO và Rh của NHTC 24
Bảng 3.9. Các chỉ số tế bào máu của người hiến sau gạn tách tiểu cầu 25
Bảng 3.10. So sánh các chỉ số tế bào máu của NHTC trước và sau gạn tách 26
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc tiểu cầu 3
Hình 1.2. Sơ đồ vai trò của tiểu cầu trong đông – cầm máu 5
Hình 1.3. Máy tách tế bào máu tự động Amicus 9
Hình 2.1. Quy trình tuyển chọn người hiến tiểu cầu 18
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu 19