ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN BẠC LIÊU TỪ 7/2004 ĐẾN 5/2005

ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN BẠC LIÊU TỪ 7/2004 ĐẾN 5/2005

 ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN BẠC LIÊU TỪ 7/2004 ĐẾN 5/2005 

Huỳnh Thanh Phượng*, Lâm Thị Mỹ** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng vàng da và các biện pháp điều trị của vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Bạc Liêu. 
Phương pháp nghiên cứu:tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. 
Bệnh nhân:tất cả trẻ sơ sinh =28 ngày tuổi có vàng da tăng bilirubin gián tiếp được nhập khoa sơ sinh bệnh viện Bạc Liêu trong thời gian từ 7/2004 đến 5/2005. 
Kết quả: 
Có 107 trẻ đủ tiêu chuẩn chọn vào lô nghiên cứu. 64,5% trẻ nhập viện từ 2 – 5 ngày tuổi, đủ tháng 79,4%. 45,8% trẻ phát hiện vàng da trước 3 ngày tuổi. 14% trẻ nghi ngờ vàng da nhân và vàng da nặng (vùng 4- 5) lúc nhập viện. 49,5% trẻ có bilirubin toàn phần = 20mg/dl. Nguyên nhân vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường gặp là nhiễm trùng (47,7%), bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ – con (35,5%), sinh non (20,6%). 
Có 81,3% trẻ nằm buồng tối sau sinh, 42,6% trường hợp nhân viên y tế không hướng dẫn cho cha mẹ trẻ cách phát hiện vàng da, 59,8% cha mẹ và người chăm sóc trẻ không biết cách phát hiện vàng da. 14% trẻ vàng da nhân, tử vong 1,9% 
Kết luận:vàng da tăng bilirubin gián tiếp thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vàng da gây biến chứng nặng nề. Điều quan trọng là cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa khoa sản và khoa sơ sinh trong vấn đề theo dõi và phát hiện sớm vàng da

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment