ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Lâm Tú Hương1, Huỳnh Minh Tuấn2, Trần Đăng Khoa3
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trong cộng đồng và cả bệnh viện. Việc khảo sát tác nhân và kháng sinh đồ giúp nâng cao hiệu quả điều trị trong tương lai.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trong NKĐTN tại khoa Tiết niệu,
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019.
Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Vi khuẩn (VK) Gram âm là nguyên nhân chính gây NKĐTN (77,3%), thường gặp là Escherichia coli (49,2%) và Klebsiella spp. (21,9%). Tác nhân Gram dương thường gặp nhất là Enterococcus spp. (15%). Tỷ lệ VK Gram âm kháng cephalosporin thế hệ 3 là 54,6%; kháng levofloxacin 57,4%; còn nhạy cảm hơn 80% với kháng sinh trong nhóm carbapenem và nhóm β-lactam/ức chế β-lactamase. VK Gram dương đề kháng với erythromycin 77,4%, cefoxitin 75%, clindamycin 54,8%.
Kết luận: Tỷ lệ đề kháng của các tác nhân gây NKĐTN với các kháng sinh thường dùng như cephalosporin thế hệ 3, fluoroquinolone đã tăng cao trên 50%. Đo đó, các nhà lâm sàng cần có một chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý song song việc tiến hành khảo sát tác nhân nhiễm khuẩn hằng năm với qui mô đa trung tâm để giúp lựa chọn kháng sinh điều trị ban đầu đúng đắn.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trong cộng đồng và cả bệnh viện. Đến gần thế kỉ XX, các nhà lâm sàng phát hiện ra vi khuẩn là nguyên nhân của nhiễm khuẩn niệu và kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn niệu trở thành đột phá quan trọng trong lịch sử y khoa. Từ năm 1930 đến 2000, các kháng sinh nitrofurantoin, β-lactam, trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP-SMZ), fluoroquinolones lần lượt được sử dụng và trở thành các kháng sinh hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn niệu trong thời gian đó. Tuy nhiên do chiến lược sử dụng kháng sinh chưa hợp lý nên đã dẫn đến tỷ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh ngày càng tăng.

https://thuvieny.com/dac-diem-vi-khuan-va-khang-sinh-do-cua-benh-nhan-nhiem-khuan-duong-tiet-nieu/

Leave a Comment