ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Lê Ái Thanh*, Phạm Thị Minh Hồng**
TÓM TẮT :
Mở đầu: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là một biến chứng nặng gây khó khăn cho điều trị bệnh chính và đôi khi là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở các đơn vị chăm sóc tăng cường trẻ em.
Mụctiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị VPLQTM tại khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phươngpháp: mô tả hàng loạt trường hợp.
Kếtquả: Lô nghiên cứu có 102 trường hợp bệnh nhi có VPLQTM, bệnh nền đưa đến thở máy bao gồm nhóm có phẫu thuật 47%, nhóm không phẫu thuật 53%. Thời gian trung bình bắt đầu VPLQTM là 6,2 ngày. Triệu chứng thường gặp là ran phổi, sốt >380C không do nguyên nhân khác, tăng tiết đàm trong nội khí quản, đàm mủ đặc (95%; 75%; 56% và 32%). X quang phổi có hình ảnh viêm phế quản phổi 95%, viêm phổi thùy 5%. Cấy ETA (+) 21,8%, cấy máu (+) 6,8%. Vi khuẩn (VK) Gram âm 83,1%, Gram dương 12,2%, nấm 4,7%. Acinetobacter (29,2%) kháng hầu hết kháng sinh (KS), nhạy Colistin 100%. Pseudomonas (21,7%) nhạy 100% với Amikacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin. Klebsiella pneumoniae (12,3%) nhạy 100% với Imipenem, Meropenem, Colistin. Tỉ lệ tử vong là 21,6%. Nhóm bệnh tử vong chủ yếu là nhiễm trùng huyết biến chứng sốc nhiễm trùng kèm tổn thương đa cơ quan (41%), nhiễm trùng huyết – hậu phẫu tim bẩm sinh tím phức tạp (18,3%).

Kết luận: Cần nhận biết sớm các dấu hiệu VPLQTM để lựa chọn KS khởi đầu thích hợp. Tử vong ở trẻ có VPLQTM thường kèm với các bệnh nền như nhiễm trùng huyết, hậu phẫu tim bẩm sinh tím phức tạp, do đó cần theo dõi và điều trị tích cực những trẻ này.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment