Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhũ nhi

Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhũ nhi

Đề cương luận văn thạc sĩ Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhũ nhi.Xuất huyết giảm tiểu cầu là một trong những bệnh rối loạn chảy máu thường gặp nhất trong các bệnh máu và cơ quan tạo máu, đứng đầu trong các bệnh rối loạn cầm máu.
Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể là tiờn phỏt hoặc thứ phát. Xuất huyết giảm tiểu cầu tiờn phỏt hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn hay xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP), là một bệnh đặc trưng bởi sự giảm số lượng tiểu cầu do tiểu cầu bị phá hủy sớm ở ngoại vi vì tự kháng thể, đời sống tiểu cầu ngắn, có kháng thể kháng tiểu cầu trong huyết tương, tăng mẫu tiểu cầu trong tủy xương.


Nếu xuất huyết giảm tiểu cầu là một triệu chứng của một bệnh nào đó thì được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu thứ phát Xuất huyết giảm tiểu cầu tiờn phỏt cú hai thể cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính được xác định bằng thời gian giảm tiểu cầu dưới 6 thỏng, cũn thể mạn tính là thời gian xuất huyết do giảm tiểu cầu kéo dài trên 6 tháng.
ruột. ITP thoáng qua được báo cáo có liên quan đến tiêm chủng virus giảm độc tính, virus sống [26]
Theo nghiên cứu của Corri Black và cộng sự (2002), ITP trẻ em ở Vương quốc Anh là 4/100000 trẻ/ năm và thường nhẹ mặc dù cũng có ca tử vong xảy ra. ITP ở trẻ 13-24 tháng chiếm 0.9/10000 năm, tìm thấy sự gia tăng nguy cơ gấp 6 lần ITP ở trẻ 13-24 tháng trong vòng 6 tuần sau tiêm phòng MMR ( sởi, quai bị, Rubella) và 7/8 trường hợp xảy ra giữa tuần thứ 2 và tuần thứ 4 sau khi tiêm phòng [13]
Theo nghiên cứu của Shahid Ahmed và cộng sự (2004) thì có đến 75% ITP ở trẻ em thường xuất hiện sau một nhiễm trùng virus hoặc tiêm chủng , phần lớn là nhiễm trùng đường hô hấp trên. Huyết thanh chẩn đoán xác định nhiều virus liên quan đến ITP ở trẻ em như là sởi, thủy đậu, quai bị, Rubella, EBV, CMV…[ 27]
Ở Việt Nam, tại Bệnh viện nhi Trung ương, xuất huyết giảm tiểu cầu chiếm 12.8% trong các bệnh về máu và cơ quan tạo máu, đứng đầu trong các bệnh về rối loạn cầm máu tại Bệnh viện nhi Trung ương [6]. Ở TPHCM, bệnh chiếm tỷ lệ từ 33% đến 39% các bệnh huyết học điều trị nội trú mỗi năm tại hai Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng ở trẻ nhũ nhi thường gặp nhiều hơn vào thời điểm giao mùa giữa mưa và khô và ở tháng 1-2 [4].
Bệnh có thể phân thành 2 nhóm khác biệt: ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn. Gần đây, thực tế lâm sàng cho thấy xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ dưới một tuổi có chiều hướng gia tăng, với mức độ xuất huyết thường nặng, khởi phát cấp tính rầm rộ. Bệnh có liên quan đến vấn đề nhiễm trùng, chủng ngừa hoặc bệnh lý bào thai . Trên 81% trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu sau chích ngừa hay nhiễm siêu vi. Loại chủng ngừa ghi nhận nhiều nhất là viêm gan siêu vi B, kế đến là3 bại liệt, bạch hầu… Thời gian từ lúc chủng ngừa đến khi phát bệnh khoảng 19 ngày. Gần một nửa số trẻ nhũ nhi xuất huyết giảm tiểu cầu khởi phát sau khi nhiễm siêu vi khoảng 6 ngày. Chiếm tỷ lệ cao trong nhóm này là do viêm hô hấp trên [4].
Bệnh viện nhi Trung ương chưa có đề tài nghiên cứu nào về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhũ nhi và liên quan của bệnh với tiền sử nhiễm virus và tiêm chủng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhũ nhi với mục tiêu:
1. Nghiên cứu nguyên nhân đi kèm với xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhũ nhi
2. Nghiên cứu đặc điểm xuất huyết, diễn biến và đáp ứng với điều trị của xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhũ nhi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Minh An (1995), ‘’Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rừ nguyờn nhõn’’, Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.192-199
2. Trần Văn Bé (1998), ‘’Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn’’ Lâm sàng huyết học, Nhà xuất bản Y học, tr. 243-250
3. Trần Văn Bình (1997), “ Xuất huyết giảm tiểu cầu. Nhận xét lõm sàng trên 302 trường hợp’’. Tạp chí Y học Việt Nam: tập 215,số 4,tr.12-16
4. Lê Thị Ngọc Dung (2003), ‘’Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhũ nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2’’,Tạp chí Y học thực hành số 10, tr. 59-63
5. Lê Thị Hồng Hanh ( 1998), ‘’Xuất huyết giảm tiểu cầu, đặc điểm lâm sàng và huyết học của xuất huyết giảm tiểu cầu tiờn phỏt ở trẻ em tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh Viện Nhi Trung Ương’’, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội
6. Nguyễn Công Khanh (1991), “ Bệnh mỏu tại khoa huyết học lõm sàng
Bệnh viện Nhi Trung Ương”, Kỷ yếu công trinh 10 năm 1981-1991,
tr.93-99
7. Nguyễn Công Khanh (1994), ‘’Hội chứng xuất huyết’’, Nhà xuất bản Y
học, tr.206-215
8. Nguyễn Công Khanh (2004), ‘’Huyết học lâm sàng nhi khoa’’, Nhà xuất
bản Y học, tr.233-250
9. Nguyễn Thế Khánh (1997), ‘’Xột nghiệm huyết học’’, Xét nghiệm sử
dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bảnY học, tr17-35610. Vũ Thị Tâm (2007), ‘’Nhận xét kết quả điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
tiờn phỏt ở trẻ em bằng Corticosteroid và Gamma globulin tại khoa huyết
học lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2006-2007’’, Luận văn tốt
nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường đại Y Hà Nộ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment