Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch formalin trong quá trình cố định lâu dài đến hình thái cấu trúc xương

Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch formalin trong quá trình cố định lâu dài đến hình thái cấu trúc xương

Tên bài báo:Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch formalin trong quá trình cố định lâu dài đến hình thái cấu trúc xương đốt bàn chân nam giới người Việt Nam trưởng thành và hàm lượng canxi, phosphat trong dung dịch

Tác giả:Nguyễn Văn Vận, Lại Văn Hòa, Nguyễn Hồng Minh, Phạm Văn Vương

Tên tạp chí:Y học thực hành

Năm xuất bản:2007Số:9Tập:577+578Trang:72-74

Tóm tắt:

Nghiên cứu là 30 xương đốt bàn chân lấy từ chi thể của nam giới (20-44 tuổi) bị tai nạn, không có khả năng khâu nối bảo tồn, thời gian lấy mẫu không quá 36 giờ, được cố định (CĐ) trong dung dịch formalin 10% (DDCĐ) với tỉ lệ mẫu/dung dịch là 1/50. Kết quả 6 tháng sau khi CĐ, mẫu bắt đầu có những thay đổi hình thái học: bề mặt khoáng hóa xương trở nên bằng phẳng; thành ổ xương bị bào mòn, có hình ảnh răng cưa; miệng tiểu quản xương mở rộng, bề mặt xương có hình ảnh mắt sàng. Theo thời gian, những biến đổi trên tăng dần, đến 12 tháng sau khi CĐ, không còn phân biệt được hình ảnh khoáng hóa trên bề mặt xương. Giá trị pH của DDCĐ chuyển về trung tính sau khi cố định 2 tuần, sau đó ổn định trong suốt thời gian khảo sát. Hàm lượng canxi, phosphat trong DDCĐ có xu hướng tăng lên theo thời gian, nhiều nhất ở thời điểm 2 tuần sau khi CĐ, càng về sau, tốc độ tăng này giảm dần.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment