ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HÚT THUỐC LÁ TRÊN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU QUA KẾT QUẢ LÂM SÀNG, VI KHUẨN VÀ MIỄN DỊCH
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HÚT THUỐC LÁ TRÊN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU QUA KẾT QUẢ LÂM SÀNG, VI KHUẨN VÀ MIỄN DỊCH.Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng, xảy ra do sự mất cân bằng giữa đáp ứng của cơ thể đối với sự tấn công của vi khuẩn, gây phá hủy mô nha chu và tiêu xương ổ. Nếu không được điều trị thích hợp, nhiễm trùng nha chu kéo dài dẫn đến mất răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mĩ. Hút thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu, không những ảnh hưởng lên tần suất và mức độ trầm trọng của bệnh mà còn dẫn đến đáp ứng điều trị kém [79]. Nhiều nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá có đáp ứng lâm sàng đối với điều trị nha chu không phẫu thuật kém hơn người không hút. Đối với túi nha chu có độ sâu 5-7 mm, trung bình mức giảm độ sâu túi và tăng bám dính lâm sàng sau điều trị đối với nhóm không hút thuốc lá là 1,7 mm và 0,8 mm trong khi ở nhóm hút thuốc lá là 1mm và 0,5 mm [36], [112]. Đồng thời biện pháp điều trị nha chu trên các đối tượng này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tác động lên hệ vi khuẩn dưới nướu và khó kiểm soát hơn sau điều trị so với người không hút thuốc lá [25], [27]. Theo khảo sát toàn cầu về tình trạng sử dụng thuốc lá (Global Adult Tobacco Survey: GATS) [115], Việt Nam có tỉ lệ nam giới hút thuốc lá chiếm đến 45%. Điều này làm gia tăng tỉ lệ bệnh nha chu và bác sĩ Răng hàm Mặt gặp nhiều trở ngại khi điều trị cho đối tượng này.
Ngoài ra, một trong những lý do khiến điều trị nha chu có thể dẫn đến thất bại cũng như nhà lâm sàng khó quản lý chặt chẽ tình trạng bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì, mà bệnh nhân hút thuốc lá thuộc nhóm nguy cơ này, là tất cả những chẩn đoán lâm sàng tại một thời điểm chỉ cung cấp những thông tin về quá khứ bệnh, chứ không giúp xác định một cá nhân hay một vị trí đang tiến triển bệnh hay dự đoán nguy cơ phá hủy mô. Các nhà nghiên cứu hy vọng với những xét nghiệm nhận diện được các loại vi khuẩn đặc hiệu gây bệnh nha chu, đánh giá những thay đổi trong đáp ứng miễn dịch của ký chủ đối với vi khuẩn gây bệnh cũng như sự phá hủy mô sẽ giúp nhà lâm sàng nhận diện sớm những vị trí hay cá nhân đáp ứng kém đối với điều trị.
Từ đó có những kế hoạch điều trị tiếp theo nhằm hạn chế tình trạng phá hủy mô nha chu âm thầm sau đó. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của hút thuốc lá trên hiệu quả điều trị viêm nha chu qua bằng chứng lâm sàng, vi khuẩn và miễn dịch không những giúp bác sĩ chuyên ngành nha chu hiểu biết rõ hơn về tác động của hút thuốc lá lên hệ vi khuẩn gây bệnh nha chu và đáp ứng miễn dịch của ký chủ mà còn góp phần trong điều trị và kiểm soát bệnh.
Trong viêm nha chu mạn, phức hợp đỏ (gồm 3 loài vi khuẩn Porphyromonas gingivalis, Tannerella forsythia và Treponema denticola) được cho là nguyên nhân gây bệnh quan trọng nhất [108]. Cả 3 loài vi khuẩn được tìm thấy ở số lượng cao trong sang thương viêm nha chu mạn, đặc biệt ở những túi nha chu sâu hay đang tiến triển. Phức hợp này có mối liên quan rất mạnh với độ sâu túi nha chu và nhiều nghiên cứu còn nhận thấy lượng các vi khuẩn này tăng ở vị trí hoạt động và khi điều trị loại bỏ chúng thì biểu hiện lâm sàng được cải thiện [55], [117]. Trong đáp ứng miễn dịch, bạch cầu trung tính là tế bào miễn dịch đầu tiên xuất hiện chống nhiễm trùng, hiện diện rất nhiều trong nước bọt. Số lượng bạch cầu trung tính trong khe nướu, nước bọt tăng theo tình trạng nhiễm trùng ở mô nha chu và giảm sau điều trị nha chu [64], [75].
Gần đây một số ít nhà nghiên cứu phát hiện có sự khác biệt về nồng độ một số dấu ấn sinh học như MMP-8 (Matrix metalloproteinase -8), LL-37 (Cathelicidin -37) dịch nướu trong đáp ứng đối với điều trị nha chu không phẫu thuật giữa 2 nhóm bệnh nhân viêm nha chu hút thuốc lá và không hút thuốc lá [66], [82]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị viêm nha chu qua việc định mức độ vi khuẩn phức hợp đỏ trong mảng bám dưới (bằng xét nghiệm nhanh BANA) và định lượng nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt (bằng xét nghiệm nước bọt) nhưng chưa có nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân hút thuốc lá [6], [40], [64], [72]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hút thuốc lá chỉ ở mức dịch tễ như nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ, thời gian hút với tần suất và mức độ trầm trọng bệnh nha chu hay đánh giá kiến thức, thái độ hành vi, đặc điểm, tình trạng hút thuốc lá [3], [9]. Chưa có nghiên cứu đánh giá so sánh hiệu quả điều trị viêm nha chu trên bệnh nhân có và
không có hút thuốc lá.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của hút thuốc lá trên hiệu quả điều trị viêm nha chu.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiệu quả điều trị nha chu không phẫu thuật ở bệnh nhân viêm nha chu mạn có và không có hút thuốc lá qua các chỉ số nha chu lâm sàng, thông số vi khuẩn và miễn dịch.
2. Đánh giá ảnh hưởng của hút thuốc lá trên hiệu quả điều trị nha chu không phẫu thuật ở bệnh nhân viêm nha chu mạn qua các chỉ số nha chu lâm sàng, thông số vi khuẩn và miễn dịch.
Với mục tiêu cụ thể:
1. So sánh sự cải thiện các chỉ số nha chu lâm sàng(*), mức độ vi khuẩn phức hợp đỏ ở mảng bám dưới nướu, nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và nồng độ MMP-
8 dịch nướu của điều trị nha chu không phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân viêm nha chu mạn không hút thuốc lá tại thời điểm trước và sau điều trị 1, 2, 3 tháng.
2. So sánh sự cải thiện các chỉ số nha chu lâm sàng(*), mức độ vi khuẩn phức hợp đỏ ở mảng bám dưới nướu, nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và nồng độ MMP- 8 dịch nướu của điều trị nha chu không phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân viêm nha chu mạn có hút thuốc lá tại thời điểm trước và sau điều trị 1, 2, 3 tháng.
3. So sánh hiệu quả cải thiện các chỉ số nha chu lâm sàng(*), mức độ vi khuẩn phức hợp đỏ ở mảng bám dưới nướu, nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và nồng độ MMP-8 dịch nướu giữa 2 nhóm bệnh nhân viêm nha chu mạn có hút thuốc lá và không hút thuốc lá sau điều trị nha chu không phẫu thuật 1, 2, 3 tháng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục…………………………………………………………………………………………………
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………………………….
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt…..………………………………………
Danh mục các bảng ……………………………………………………………………………….
Danh mục các hình…………………………………………………………………………………
Danh mục các biểu đồ …………………………………………………………………………….
Danh mục các sơ đồ ……………………………………………………………………………….
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Viêm nha chu ……………………………………………………………………………………
1.2. Điều trị nha chu không phẫu thuật trong viêm nha chu mạn ……………………
1.3. Ảnh hưởng của hút thuốc lá lên đáp ứng điều trị nha chu không phẫu
thuật….. ………………………………………………………………….
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………
2.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………
2.3. Thời gian và điạ điểm tiến hành nghiên cứu………………………………………….
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………………………
2.5. Xác định các biến trong nghiên cứu……………………………………………………..
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường thu thập số liệu ………………………………..
2.7. Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………………
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ……………………………………………………………
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………..
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu…………………………………………….. ……………..
3.2. Sự thay đổi các chỉ số nha chu lâm sàng, mức độ vi khuẩn phức hợp đỏ,
Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shoppingii
nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và nồng độ MMP-8 dịch nướu sau điều
viêm nha chu ở nhóm không hút thuốc lá ……………………………………
3.3. Sự thay đổi các chỉ số nha chu lâm sàng, mức độ vi khuẩn phức hợp đỏ,
nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và nồng độ MMP-8 dịch nướu sau điều
viêm nha chu ở nhóm hút thuốc lá……………………………………………..
3.4. So sánh hiệu quả cải thiện các chỉ số nha chu lâm sàng, mức độ vi khuẩn
phức hợp đỏ, nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và nồng độ MMP-8 dịch
nướu giữa 2 nhóm bệnh nhân viêm nha chu mạn có và không có hút thuốc lá
sau điều trị………………………………………………………………………
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về đối tượng và phương pháp nghiên cứu ……………………………..
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu …………………………………………………………
4.3. Ý nghĩa ứng dụng và hạn chế của đề tài ……………………………………………..
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Trang thông tin dành cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu. …….
PHỤ LỤC 2: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. ……………………………..
PHỤ LỤC 3: Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học Đại học Y Dược TP. HCM………………………………………………….
PHỤ LỤC 4: Định chuẩn đánh giá độ kiên định………………………………….
PHỤ LỤC 5: Bảng thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi phụ lục ………………….
PHỤ LỤC 6: Bệnh án nha chu.…………………………………………………..
PHỤ LỤC 7: Hình ảnh trong nghiên cứu…………………………………………
PHỤ LỤC 8: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu…………………………
PHỤ LỤC 9: Xác nhận thực hiện các xét nghiệm………………………………