Đánh giá ảnh hưởng của quá trình nằm viện đến mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi
Đánh giá ảnh hưởng của quá trình nằm viện đến mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi/ Phạm Thị Phương Thanh.Trong thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, kinh tế đã tạo cho con người cuộc sống với các điều kiện tốt hơn đáng kể về chế độ dinh dưỡng, tiện nghi nhà ở, giải trí, chăm sóc y tế… Kết quả tất yếu của quá trình này là tuổi thọ của con người tăng lên nhanh chóng và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, cũng có nghĩa là số lượng người cao tuổi đã và sẽ tăng lên. Ở các nước phát triển, tỷ lệ những người trên 65 tuổi sẽ tăng gấp đôi trong vài thập kỷ tiếp theo. Ở Việt Nam, năm 1986, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam chỉ là 64, nhưng đã tăng lên thành 67 tuổi ở năm 2000, và đến năm 2007 đã là 73 [1].
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong quá trình nằm viện gặp rất nhiều khó khăn do người cao tuổi có nguy cơ cao bị suy giảm mức sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sống độc lập bởi những rủi ro trong quá trình điều trị, những rủi ro đó có thể là: ngã, hôn mê, nhiễm trùng bệnh viện, các tác dụng phụ của thuốc, loét do nằm lâu. Ở Việt Nam hiện nay, nhân viên y tế chỉ tập trung điều trị cho người cao tuổi khỏi bệnh mà bỏ qua các nguy cơ tiềm ẩn trên. Vì vậy khám và chăm sóc cho người cao tuổi đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện cả về thể chất và tinh thần, ngoài điều trị bệnh bằng thuốc, cần chú ý dinh dưỡng, phục hồi chức năng, phục hồi kỹ năng, duy trì khả năng độc lập trong sinh hoạt, giúp người cao tuổi sau khi xuất viện có thể tái hòa nhập cộng đồng.
Một trong những chỉ số thường dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe và chất lượng sống của người cao tuổi là mức sinh hoạt hàng ngày. Các hoạt động của mức sinh hoạt hàng ngày có thể được phân ra thành các nhóm nhỏ như chăm sóc cá nhân hay các ADL cơ bản (Basic ADL) và các hoạt động trong cộng đồng và trong nhà hay là các ADL phương tiện (Instrumental ADL). Nếu người cao tuổi bị ảnh hưởng đến mức sinh hoạt hàng ngày thì đây là một tình trạng bệnh nghiêm trọng vì nó làm hạn chế khả năng tự chủ của người cao tuổi và khiến cho cuộc sống của họ trở nên phụ thuộc. Các hạn chế này biểu thị sự thoái hóa của sức khỏe và làm tăng nhu cầu cần có sự trợ giúp ở nhà, phải có người chăm sóc, tăng nguy cơ phải nhập viện và bị tử vong [1].
Mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Các yếu tố đó là tuổi, giới, điều kiện kinh tế xã hội, quá trình nằm viện, tình trạng bệnh cấp tính và mạn tính mắc phải như các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, Parkinson, sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não, chấn thương…
Trên cơ sở đó, luận án này được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Đánh giá khả năng vận động của bệnh nhân khi nhập viện.
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi trong quá trình nằm viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá ảnh hưởng của quá trình nằm viện đến mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi
1. Phạm Ngân Giang (2011), Nghiên cứu thực trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi, một số yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một giải pháp can thiệp dự phòng, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Dũng (2014), Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Fisher T (2008), Assessing Function in the Elderly: Katz ADL and Lawton IADL, Health Informatics Dalhousie University, Canada.
4. Lawton, M.P, & Brody, E.M. (1969). Assessment of older people: Self- maintaining and instrumental activities of daily living. The Gerontologist. 9(3), 179-186.
5. Kleinpell RM, Fletcher K, Jennings BM (2008), Patient Safety and Quality: An Evidence-Based Handbook for Nurses, Agency for Healthcare Research and Quality, United States.
6. Covinsky KE, Palmer RM, Fortinsky RH, et al. (2003). Loss of independence in activities of daily living in older adults hospitalized with medical illnesses: increased vulnerability with age. JAm Geriatr Soc. 51(4), 451-458.
7. P. Lakhan, M. Jones, A. Wilson, et al. (2012). The decline in activities of daily at discharge (DADLD) index: Stratifying patients at lower and higher risk. The Journal of Nutrition, Health & Aging. 16, 919-24.
8. HY Wu, S Sahadevan, and YY Ding. (2006). Factors Associated With Functional Decline of Hospitalised Older Persons Following Discharge From an Acute Geriatric Unit. Ann Acad Med Singapore. 35(1), 17-23.
9. Boyd CM, Landefeld CS, Counsell SR, et al. (2008). Recovery of activities of daily living in older adults after hospitalization for acute medical illness. J Am Geriatr Soc. 56(12), 2171-2179.
10. Boyd CM, Ricks M, Fried LP. (2009). Functional Decline and Recovery of Activities of Daily Living in Hospitalized, Disabled Older Women: The Women’s Health and Aging Study I. JAm Geriatr Soc. 57,1757-1766.
11. De Buyser SL, Petrovic M, Taes YE, Vetrano DL, Corsonello A, et al. (2014). Functional Changes during Hospital Stay in Older Patients Admitted to an Acute Care Ward: A Multicenter Observational Study. PLoS ONE. 9(5), e96398.
12. Lindenberger EC, Landefeld CS, Sands LP, et al. (2003). Unsteadiness reported by older hospitalized patients predicts functional decline. J Am
Geriatr Soc. 51(5), 621-626.
13. Mahoney JE, Sager MA, Jalaluddin M. (1999). Use of an ambulation assistive device predicts functional decline associated with hospitalization. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 54(2), 83-88.
14. Covinsky KE, E Pierluissi, and CB Johnston (2011). Hospitalization- Associated Disability – “She Was Probably Able to Ambulate, but I’m Not Sure”. Journal of the American Medical Association. 306(16), 1782-1793
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm về người cao tuổi 3
1.1.1. Tình hình già hóa dân số 3
1.2. Đặc điểm sinh lý người cao tuổi 5
1.2.1. Những thay đổi của cơ thể trong quá trình lão hoá 5
1.3. Các chỉ số đánh giá các hoạt động sinh hoạt hàng ngày 8
1.3.1. Các lí do cần thiết phải đánh giá các hoạt động sinh hoạt hàng ngày 8
1.3.2. Chỉ số Katz 9
1.3.3. Thang điểm Lawton IADL 11
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi 13
1.4.1. Các yếu tố liên quan đến mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi . 13
1.4.2. Liên quan giữa quá trình nằm viện và mức sinh hoạt hàng ngày của
người cao tuổi 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.2.2. Thu thập số liệu 17
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 18
2.2.4. Địa điểm – thời gian nghiên cứu 18
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 19
2.4. Phân tích số liệu 19
2.5. Các hạn chế của nghiên cứu và các biện pháp đã thực hiện để hạn chế sai số
trong quá trình thu thập thông tin 19
2.5.1. Các biện pháp hạn chế sai số 19
2.5.2. Hạn chế của nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân 22
3.2.1. Sự thay đổi mức sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau nằm viện 22
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng 26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 32
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân 32
4.2.1. Sự thay đổi mức sinh hoạt của bệnh nhân sau nằm viện 32
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng 36
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
: Activities of Daily Living
(Hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản)
: Instrumental Actvities of Daily Living (Hoạt động sinh hoạt hàng ngày phương tiện)
Chỉ số Katz 9
Thang điểm Lawton IADL 11
Thay đổi sinh lý cơ thể trong quá trình nằm viện 15
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 22
Sự thay đổi số lượng bệnh nhân và mức sinh hoạt hàng ngày trung bình
sau nằm viện 22
So sánh sự thay đổi mức sinh hoạt hàng ngày của các nhóm bệnh nhân
sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện 24
So sánh sự thay đổi mức sinh hoạt hàng ngày của các nhóm bệnh nhân
sau 2 tuần điều trị tại bệnh viện 24
Tỷ lệ (%) suy giảm mức sinh hoạt hàng ngày theo tuổi 26
Tỷ lệ (%) suy giảm mức sinh hoạt hàng ngày theo giới 27
Liên quan giữa số bệnh mạn tính đã mắc và tình trạng giảm mức sinh
hoạt hàng ngày của người cao tuổi 27
Liên quan giữa tình trạng đi lại và tình trạng giảm mức sinh hoạt hàng
ngày của người cao tuổi 28
Liên quan giữa thời gian nằm viện và tình trạng giảm mức sinh hoạt
hàng ngày của người cao tuổi 28
Liên quan giữa số người chăm sóc và tình trạng giảm mức sinh hoạt
hàng ngày của người cao tuổi 29
Liên quan giữa cách thức điều trị và tình trạng giảm mức sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi 30
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ sự thay đổi mức sinh hoạt của người cao tuổi sau quá trình nằm viện …23 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thay đổi từng loại hoạt động trong thang điểm đo mức sinh hoạt của bệnh nhân sau quá trình nằm viện 25
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tiến hành nghiên cứu