Đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Bassa đến cấu trúc hình thái một số tạng chuột cống trắng

Đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Bassa đến cấu trúc hình thái một số tạng chuột cống trắng

Thuốc bảo vê thực vật (TBVTV- pesticide) ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nước ta là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, nên việc sử dụng thuốc BVTV càng cần thiết để đảm bảo năng suất cây trồng [3],[13],[19].

Việc sử dụng thuốc BVTV nói chung và thuốc trừ sâu nói riêng rất rộng rãi. Mặc dù các cấp quản lý nhà nước đã có những quy định nhưng vì không được quản lý chặt chẽ, cùng với việc bảo quản tùy tiện, không đúng quy cách, đặc biệt là ý thức và hiểu biết của người sử dụng còn bất cập… đang là những tồn tại lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ người lao động [2],[32],[35],[49].

Hiện nay việc bảo quản và sử dụng thuốc BVTV ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và chủng loại. Nếu như đầu những năm 90, ở nước ta chỉ có 77 loại thuốc BVTV được phép sử dụng với khoảng 15 ngàn tấn, thì đến những năm gần đây lượng thuốc BVTV đã được dùng tăng gấp 2-3 lần, với trên 200 chủng loại khác nhau. Ngoài số lượng và chủng loại thuốc được nhập theo hạn ngạch xuất nhập khẩu của nhà nước, còn rất nhiều loại thuốc được nhập lậu qua biên giới với số lượng không thể kiểm soát được. Vì vậy, các báo cáo về số lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm ở nước ta của các cơ quan có thẩm quyền chỉ có tính chất tương đối [20].

Trong số 237 loại thuốc BVTV [12] có nhiều loại các hãng thuốc BVTV quảng cáo là không độc hại đến môi trường và sức khoẻ con người. Tuy nhiên ngày càng có nhiều thông báo về số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính [14], [21], [38], [50], [62], [63]. Chính vì vậy, có khá nhiều loại thuốc BVTV trước đây được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp nay đã bị cấm do nghiên cứu thấy ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người như DDT, Wofatox… một số khác đã có thông báo hạn chế’ sử dụng [12].

Tác hại của thuốc BVTV đã được xác định, nhưng sử dụng thuốc BVTV là một việc làm không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp. Trong số thuốc BVTV đang được lưu hành ở nước ta, Bassa là loại thuốc trừ sâu bệnh được sử dụng phổ biến ở nhiều địa phương trong đó có các xã ngoại thành Hà Nội [30].

Bassa là thuốc trừ sâu (TTS) thuộc nhóm Carbamat được đưa vào thị trường Việt Nam từ thời mở cửa. Bassa có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường: đường hô hấp, đường miệng, qua da. Thuốc được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu, sau khi bị thủy phân và oxy hoá thành các sản phẩm cuối cùng tại gan. Chính vì vậy, gan và thận là hai trong số các tạng của cơ thể dễ bị tổn thương khi bị nhiễm độc thuốc BVTV [4],[5] [20].

Nếu như ngộ độc cấp thuốc BVTV thường xảy ra trong nhóm đối tượng tiếp xúc trực tiếp đến thuốc (phun thuốc, tự tử, uống nhầm…), thì ngộ độc mạn thuốc BVTV có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng. Sự khuyếch tán của thuốc trong không khí; nhiễm độc nguồn nước và đặc biệt là những sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tung ra thị trường không tuân thủ an toàn thực phẩm là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc mạn tính thuốc BVTV.

Để góp phần từng bước xác định rõ tác hại của loại TTS này trên cơ thể vật nuôi và con người, với mong muốn đưa ra những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, các cơ sở Y tế’ trong vấn đề điều trị ngộ độc cấp và mạn tính thuốc BVTV, cũng như cảnh báo cho đông đảo người sử dụng những sản phẩm cây trồng.

Trong công trình trước đây, chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu những biến đổi cấu trúc của thận chuột cống trắng sau nhiễm độc cấp TTS Bassa và thấy loại thuốc trừ sâu này có ảnh hưởng rõ rệt đến cấu trúc hình thái của thận chuột. Câu hỏi được đặt ra là khả năng ảnh hưởng của thuốc đến các cơ quan nôi tạng khác của chuột, cũng như khả năng TTS Bassa gây tình trạng nhiễm độc mạn tính hay không? Nếu có gây nhiễm độc mạn tính thì khả năng hồi phục của các cơ quan nội tạng chuột cống trắng hồi phục như thế’’ nào? Để trả lời những vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Bassa đến cấu trúc hình thái một số tạng chuột cống trắng.

Đề tài có các muc tiêu sau:

1. Xác định những thay đổi cấu trúc hình thái của gan và thận chuột cống trắng sau nhiễm độc cấp và nhiễm độc mạn tính thuốc trừ sâu Bassa.

2. Đánh giá khả năng tái tạo hồi phuc của gan và thận chuột cống trắng sau nhiễm độc cấp, nhiễm độc mạn tính thuốc trừ sâu Bassa.

Để đạt được những mục tiêu trên, những nội dung chính của đề tài là :

1. Tạo mô hình nhiễm độc cấp tính bằng cách cho chuột cống trắng uống một lần liều TTS Bassa bằng 1/2 LD50.

2. Xác định và tìm hiểu mối liên quan về những biến đổi cấu trúc hình thái, hoá mô ở gan và ở thận chuột tại 7 thời điểm (ngắn nhất là 30 phút, dài nhất là 40 ngày) sau khi chuột bị nhiễm độc cấp tính TTS.

3. Đánh giá quá trình hồi phục của gan và thận sau khi chuột bị nhiễm độc cấp tính TTS qua một số chỉ tiêu về hình thái và hoá mô.

4. Tạo mô hình nhiễm độc mạn tính cho chuột cống trắng bằng TTS Bassa với liều 1/70 LD50, uống hàng ngày, liên tục trong 90 ngày.

5. Xác định và tìm hiểu mối liên quan của những biến đổi về cấu trúc hình thái, hoá mô ở gan và ở thận chuột uống TTS hàng ngày, liên tục trong 3 tháng ở các thời điểm 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày và 2 thời điểm 15 ngày và 30 ngày sau khi chuột ngừng uống TTS.

6. Đánh giá những biểu hiện hồi phục ở gan và ở thận chuột bị nhiễm độc mạn tính TTS Bassa về cấu trúc hình thái và hoá mô ở các thời điểm trong mô hình nghiên cứu.


MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1. Tổng quan tài liệu 5

1.1. Tình hình sử dụng, bảo quản và ảnh hưởng của TBVTV đến sức khỏe

người lao đông ở Việt Nam 5

1.1.1. Sơ lược lịch sử của việc sử dụng TBVTV 5

1.1.2. Phân loại hoá chất bảo vệ thực vật 6

1.1.3. Thuốc trừ sâu- Hoá chất trừ sâu (TTS) 10

1.1.4. Tình hình sử dụng và bảo quản thuốc BVTV ở Việt Nam 17

1.2. Tình hình ngô độc TBVTV ở Việt Nam 22

1.3. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV trên thế’ giới và

Việt Nam 24

1.3.1. Trên thế’ giới 24

1.3.2. Ở Việt Nam 25

1.4. Những tổn thương cơ bản của gan và thận 33

1.4.1. Những tổn thương cơ bản của gan 33

1.4.2. Những tổn thương cơ bản của thận 35

1.5. Đặc điểm tái tạo hồi phục của gan và thận 37

1.5.1. Đặc điểm tái tạo hồi phục của gan 37

1.5.2. Đặc điểm tái tạo hồi phục của thận 39

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 41

2.1. Đối tượng nghiên cứu 41

2.2. Vật liệu. 41

2.3. Mô hình thực nghiệm 41

2.3.1. Phân lô nhóm thí nghiệm 41

2.3.2. Các kỹ thuật nghiên cứu 44

2.4. Phần mềm định lượng KS400 47

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 48

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 49

3.1. Những biểu hiện toàn thân sau khi chuột nhiễm độc TTS Bassa 49

3.1.1. Sau nhiễm độc cấp tính 49

3.1.2. Nhiễm độc mạn tính Bassa 51

3.2. Cấu trúc vi thể, siêu vi thể của gan và thận chuột cống trắng nhóm

bình thường và nhóm chứng 52

3.2.1. Cấu trúc vi thể và siêu vi thể của gan 52

3.2.2. Cấu trúc vi thể và siêu vi thể của thận chuột 55

3.3. Những biến đổi cấu trúc hình thái vi thể, siêu vi thể và hoá mô các

tạng chuột sau nhiễm độc cấp TTS Bassa 59

3.3.1. Ở gan 59

3.3.2. Ở thận 73

3.4. Biến đổi cấu trúc hình thái và hoá mô ở gan và thận chuột cống trắng

ở mô hình nhiễm độc mạn TTS Bassa 88

3.4.1. Biến đổi cấu trúc hình thái và hoá mô của gan 88

3.4.2. Biến đổi cấu trúc hình thái ở thận 101

Chương 4. Bàn luận 109

4.1. Về những biểu hiên toàn thân sau khi chuột uống TTS Bassa 110

4.2. Về những biến đổi hình thái ở một số tạng chuột cống trắng sau

nhiễm độc TTS Bassa 111

4.2.1. Tình trạng rối loạn tuần hoàn 111

4.2.2. Về những tổn thương vi thể và siêu vi thể của tế bào gan chuột 114

4.2.3. Về những tổn thương vi thể và siêu vi thể của tế bào nhu mô thận… 118

4.3. Về những biên đổi về hoá mô ở tế bào gan và tế bào biểu mô ống thận. ..122

4.3.1. Glycogen và lipid trong bào tương tế bào gan ở cả 2 mô hình

nhiễm độc cấp và mạn tính TTS Bassa 122

4.3.2. ADN trong nhân tế bào gan chuột 124

4.3.3. ADN trong nhân tế bào biểu mô ống thận 125

4.4. Về những biểu hiên phản ứng và hồi phục của nhu mô gan và thận

trong mô hình nhiễm độc cấp và mạn tính thuốc trừ sâu Bassa 126

4.4.1. Những biểu hiên ở gan 126

4.4.2. Những biểu hiên phục hồi ở thận 131

Kết luận 136

Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp 138

Những đóng góp mới của luận án 139

Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 140

Phụ lục 155 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment