Đánh giá ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn trong gây mê bằng sevofluran kết hợp gây tê khoang cùng
Đánh giá ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn trong gây mê bằng sevofluran kết hợp gây tê khoang cùng dựa vào MAC và BIS ở trẻ em
Chuyên ngành: Gây mê hồi sức
Tên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Quốc Kính
Tên tác giả: Trần Thị Nương
Đánh giá độ mê là một vấn đề quan trọng trong gây mê hồi sức nói chung đặc biệt là gây mê trẻ em. Trên lâm sàng, đánh giá độ mê chủ yếu dựa vào các triệu chứng như mạch, huyết áp, các cử động bất thường, loại thuốc gây mê, liều lượng thuốc và kinh nghiệm của bác sỹ gây mê để điều chỉnh độ mê. Tuy nhiên mạch, huyết áp biến đổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sốt, thiếu thể tích tuần hoàn, thiếu oxy, thừa CO2. Gây mê quá sâu có thể gây ra các tai biến hoặc quá nông làm bệnh nhân tỉnh làm ảnh hưởng đến cuộc mổ cũng như các di chứng về tâm thần sau này [1].
Tác dụng gây mê của các thuốc mê đường hô hấp được định nghĩa bằng MAC (minimal alveolar concentration) hay còn gọi là nồng độ phế nang tối thiểu, đó là nồng độ phế nang tối thiểu của một thuốc mê dưới dạng khí hoặc hơi đo ở áp lực khí quyển thông thường làm ức chế phản ứng vận động ở 50% các bệnh nhân khi bị một kích thích đau như rạch da. MAC được chứng minh cân bằng với nồng độ thuốc trong não [2]. MAC là một trong những dấu hiệu khách quan để đánh giá độ mê. Nồng độ thuốc mê tăng nghĩa là MAC tăng và độ mê tăng lên và ngược lại. Mặc dù vậy, đáp ứng của các cơ thể khác nhau đối với gây mê và phẫu thuật là khác nhau.
Trên thế giới đánh giá độ mê dựa vào hoạt động điện ở vỏ não như chỉ Số lưỡng phổ BIS (bispectral index) đã được áp dụng rộng rãi. BIS là một phương tiện đánh giá độ mê dựa trên nguyên lý đo điện thế ức chế và kích thích sau synap của vỏ não được truyền đến vùng trán và mặt, dùng điện cực để ghi lại các sóng điện não và được số hóa thành các con số từ 0 – 100. Trên
lâm sàng, giá trị BIS duy trì từ 40 – 60 được cho là đủ để phẫu thuật. Giá trị
BIS nhỏ hơn 40 cho là gây mê quá sâu, lớn hơn 60 được cho là gây mê quá nông. Trong gây mê dựa vào BIS có thể phát hiện sớm tình trạng gây mê quá sâu hoặc quá nông để điều chỉnh thuốc gây mê kịp thời [3].
Gây mê cho trẻ em có nhiều điểm đặc thù hơn so với gây mê ở người lớn. Trong đó, việc tránh những di chứng về tâm thần khi gây mê quá nông cũng như những tai biến khi gây mê quá sâu ở trẻ em là điều rất cần thiết. Chính vì thế, theo dõi độ mê trong lúc mổ giúp cho bác sỹ gây mê điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi và an toàn.
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu gây mê bằng thuốc mê sevoíluran, nghiên cứu điều chỉnh độ mê bằng điện não số hóa ở người lớn nhưng chưa có nghiên cứu nào ở trẻ em trong khi đó gây mê bằng sevoíluran phổ biến ở trẻ em vì vậy tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu:
1. Đánh giá mối liên quan giữa ch ỉ số BIS với MA c của sevo/luran trong một số thời điểm gây mê kết hợp gây tê khoang cùng ở trẻ em.
2. Đánh giá ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn trong gây mê bằng sevofluran kết hợp gây tê khoang cùng dựa vào MAC và BIS ở trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thụ (2014). “Triệu chứng gây mê và đánh giá độ mê”. Bài giảng
gây mê hồi sức, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.150 – 171.
2. Công Quyết Thắng (2014). “Thuốc mê đường hô hấp”. Bài giảng gây mê
hồi sức, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.17 – 29.
3. Hoàng Văn B ách (2012). “Nghiên cứu điều chỉnh độ mê theo điện não số
hóa bằng nồng độ đích tại não hoặc nồng độ phế nang tối thiểu của thuốc mê “,
Luận văn tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
4. Fiona M (2006). “Paediatric anatomy, physiology and the basics of
paediatric anaesthesia”. Anesthesia UK, 9 (5), pp.32-15.
5. Pankaj K (2005). “Airway management in children”. Indian J. Anaesth, 49
(4), pp.300-307.
6. Phạm Quang Minh, Nguyễn Hữu Tú (2014). “Gây mê cho trẻ em”. Bài
giảng gây mê hồi sức, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.219 – 228.
7. Rebecca J (2008). “Paediatric equipment”. Understanding paediatric
anesthesia B.I.Publications PVTLtd, New Delhi, pp.12 – 16.
8. Nicholas B, Anna N (2014). “Using a facemask during anaesthesia”.
Anesthesia, pp.5-9.
9. Phạm Nhật An, Ninh Thị Ứng (2000). “Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em”. Bài
giảng Nhi khoa 2, Nhà xuất bản y học, Hồ Chí Minh, tr. 236 – 242.
10. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (2000). “Dược động học
của các thuốc mê bốc hơi”. Thuốc sử dụng trong gây mê, Nhà xuất bản y học,
Hà Nội, 69 – 123.
11. Thomas JE, Phillip GS (2009). “Inhaled anesthetics”. Clinical anesthesia,
17 (4), pp. 414-426.
12. David Wh (2003). “Uses of MAC”. British journal of anaesthesia, 91 (2),
pp.167-169.
13. Lyon L (2015). “Inhalant anesthetic”. Veterinary health sciences, 1-13.
14. Michael B, Hans-Joachim W, Sebastian H (1999). “Clinical
pharmacokinetics of sevoílurane”. Clinpharmacokinet, 36 (1), 13-26.
15. Thomas J, Ebert MD, Brian J (1998). “Recovery from sevoflurane
Anesthesia : A comparison to isoflurane and propofol anesthesia”.
Anesthesiology, 89 (6), pp.1524-1531.
16. Edward J, Frink MD, William B (1996). “Compound A concentrations
during sevoflurane anesthesia in children”. Anesthesiology, 84 (4), pp.566 –
571.
17. Vidal Việt Nam (2001). “Dược động học của sevofluran”. Nhà xuất bản y
học, Hà Nội, tr.579 – 581.
18. Ellen WG, Pharm D (2006). “General anesthesia in pediatric patients”.
USPharm, 8, pp.15-27.
19. Otsuka H, Komura Y, Mayumi T (1991). “Malignant hyperthermia during
sevoflurane anesthesia in a child with central core disease”. Anesthesiology,
75 (4), pp.699-701.
2 0. Courtin RF, Bickford RG, Faulconer A (1950). “The classification and
significance of electroencephalographic patterns produced by nitrous oxide
ether anesthesia during surgical operations”. Proc staff meet Mayoclinic, (25),
pp.197-206.
21. Artusio JF (1954). “Di – ethyl ether analgesia: a detailed description of
the first stage of ether analgesia in man”. Pharmacol Exp Ther, 111, pp.343-
344.
22. Evan JM, David WL (1984). “Monitoring anesthesia”. Clinical
anesthesia, (2), pp.243-262.
23. Watcha, Mehernoor F (2001). “Investigations of the Bispectral index
monitoring in pediatric anesthesia: First things and first”. Anesthesia and
Analgesia, 92 (4), pp.805-807.
24. Hans AP, Dewandre PY, Brichant JF (2004). “Comparative effects of
ketamine on Bispectral index and spectral entropy of the
electroencephalogram under sevoflurane anaesthesia”. British journal of
anesthesia, 94 (3), pp.336 – 340.
25 . Sengupta S, Ghosh S, Rudra A (2011). “Effect of ketamine on bispectral
index during propofol–fentanyl anesthesia: a randomized controlled study.”.
Middle East JAnaesthesiol, 21 (3), pp.391-395.
2 6. Christel M, Haberland K (2011). “Bispectral index monitoring of sedation
depth in pediatric dental patients”. Anesth Prog, 58 (2), pp.66-72.
27. Heena P, Malini K (2012). “The utility of Bispectral index for titration of
propofol dosages and recovery from anaesthesia”. National journal of medical
research, 2 (4), pp.484-487.
2 8. Denman WT, Swanson EL, Rosow D (2000). “Paediatric evaluation of
the Bispectral index (BIS) monitor and correlation of BIS with end-tidal
sevoflurane concentration in infants and children.”. Anesth Analg, 90 (4),
pp.872-877.
2 9. Bannister CF, Brosius KK, Sigl JC (2001). “The effect of bispectral index
monitoring on anesthetic utilization and recovery in children anesthetized
with sevoflurane in nitrous oxide.”. Anesth Analg, 92 (4), pp.877-881.
30. Davidson AJ, Devavaram P (2001). “The differences in the bispectral
index between infants and children during emergence from anesthesia after
circumcision surgery”. Anesth Analg, 93 (2), pp.326-330.
31. Cấn Văn Sơn (2003). “So sánh tác dụng khởi mê giữa sevoflurane và
halothane ở trẻ em dưới 8 tuổi”, Luận văn thạc sỹ, Đại học y Hà Nội.
32. Phạm Khắc Bằng (2008). “So sánh tác dụng gây mê bằng sevoflurane và
halothane trong phẫu thuật tạo hình khe hở môi và khe hở vòm miệng ở trẻ
em”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học y Hà Nội.
33. Bùi Hạnh Tâm, Nguyễn Quốc Kính (2004). “Nghiên cứu trị số BIS và các
yếu tố liên quan trong mổ tim hở”. Tạp chíy học thực hành, 491,
34. Martorano P.P, Gabriele F, Pelaia P (2006). “Bispectral index and
spectral Entropy in Neuroanesthsia”. Clinical Neurophysiology, 18 (3),
pp.205-210.
35. Aldrete AJ (1998). “Modifications to the postanesthesia score for use in
ambulatory surgery”. Journal of perianesthesia nursing, 13 (3), pp.148 – 155.
3 6. Nirali NP, Varsha NS, Mamta GP (2014). “Corelation of bis index with
sevofluran concentration in paediatric anesthesia”. National journal of
medical research”, 4 (2), pp.277-810.
37. Mahantesh S, Mudakanagoudar (2014). “Comparison of sevoflurane
concentration for insertion of proseal laryngeal mask airway and tracheal
intubation in children”. Revista Brasileira de anesthesiologia, 5 (1), p.293.
38. Degoute CS, Macabeo C, Dubreuil (2001). “EEG Bispectral index and
hypnotic component of anesthesia induced by sevoflurane: Comparison
between childrens and adults”. BJA, 86 (2), 209-212.
3 9. Keever S (2014). “Sevofluran – induced changes in infants ‘ quantifiable
electroencephalogram parameters”. pediatric anesthesia, 24 (7), pp.766-773.
4 0. Ganesh A, W. MF. (2004). “Bispectral index monitoring in pediatric
anesthesia”. Curr Opin Anaesthesiol, 17 (3), pp.229-234.
41. Rui M (2015). “American society of anesthesiologists score: still useful
after 60 years? Results of the EuSOS study”. Rev Bras Ter Intensiva, 27 (2),
pp.105-112.
4 2. Messieha, Ananda, Hoffman (2005). “Bispectral index system (BIS)
monitoring reduces time to extubation and discharge in children requiring oral
presedation and general anesthesia for outpatient dental rehabilitation”.
American Academy of Pediatric Dentistry, 27 (6), pp.500-504.
4 3. Lopéz Gil ML, Brimacombe J, Clar B (1999). “Sevoflurane versus
propofol for induction and maintenance of anaesthesia with the laryngeal
mask airway in children”. Paediatric anaesthesia, 9 (6), pp.485-490.
4 4. Min Y, Chuanbao H, Qinhai Zh (2015). “Clinical effects of sevoflurane
anesthesia induction with a portable inhalational anesthetic circuitin pediatric
patients”. Clinical research, 11 (4), pp.796 – 800.
4 5. Hsu YW, Pan MH, Huang CJ (2000). “Comparison of inhalation
induction with 2%, 4%, 6%,and 8% sevoflurane in nitrous oxide for pediatric
patients”. Acta anaesthesiologica Scan, 38 (2), pp.73-78.
4 6. Kalpana V , Veena S, Dharmesh P (2014). “Sevoflurane versus propofol
in the induction and maintenance of anaesthesia in children with laryngeal
mask airway”. Sri Lanka journal of child health, 43 (2), 77-83.
4 7. He L, Zhang XF (2009). “Minimal aveolar concentration sevofluran for
insertion of laryngeal mask airway in children”. apr, 89 (15), pp.1021-1023.
4 8. Shinichi I (2001). “Effects of fentanyl infusion on tracheal intubation and
emergence agitation in preschool children anaesthetized with sevoflurane”.
BJA, 105 (3), 361-367.
4 9. Lerman J, Jerrold BA (1995). “Sevoflurane in pediatric anesthesia”.
Anesth Analg, 80 (4), pp.814-824.
50. Milena K (2011). “Comparison of needed end-tidal concentration of
sevoflurane in children with balanced intravenous intraoperative analgesia
versus epidural caudal intraoperative analgesia: prospective randomized trial”.
Periodicum biologorum journal impact factor & information, 113 (2), pp.
181-185.
51. Davidson AJ, Ironfield CM, Skinner AV (2006). “The effects of caudal
local anesthesia blockade on the Bispectral index during general anesthesia in
children.” Paediatric anaesthesia, 16 (8), pp.828-833.
52. Reinoso B, Martínez GE, Hernández-Gancedo MC (2006). “The effect of
epidural bupivacaine on maintenance requirements of sevoflurane evaluated
by bispectral index in children.”. Eur journal anaesthesiol., 23 (6), pp.460-
464.
53. Gregory (1994). “Anesthesia for infant “. Gregory’s pediatric anesthesia
Wiley-Black well, California San Francisco, pp.475-497.
54. Keever S, Johnston L, Davidson AJ (2014). “Sevoflurane-induced
changes in infants’ quantifiable electroencephalogram parameters”. Paediatr
Anaesth, 24 (7), 766-773.
55. Tokuwada J, Satumae T (2015). “The relationship between age and
minimal alveolar concentration of sevofluran for maintaining bispectral index
below 50 in children”. Anesthesia, 70, pp.318-322.
5 6. Katoh T, Ikeda K (1987). “The minimal aveolar concentration of
sevofluran in humans”. Anesthesiology, 66, pp.301-303.
57. Ibrahim AE (2001). “Bispectral index monitoring during sedation with
sevofluran, midazolam and propofol.”. Anesthesiology, 95 (5), pp.1151-1159.
58. Blussé HJ, Peters JW, Tibboel D (2008). “Comparison of bispectral index
and composite auditory evoked potential index for monitoring depth of
hypnosis in children”. Anesthesiology, 108 (5), pp.851-857.
5 9. Mamta G Patel, VN Swadia, G. Bansal (2010). “Prospective randomized
comparative study of use of PLMA and ET tube for airway management in
children under general anaesthesia”. Indian JAnaesth., 54 (2), 109 -115.
60. David EL, Francis LM (1993). “Pharmacology of inhalational
anesthetics”. Principlespractice of Anesthesology, pp.1083-1086.
61. Huda W (2013). “Use of sevoflurane with or wthithout nitrous oxide for
inhalational induction in paediatric patients”. Anesthesiology, 32, 1.
62. Erb T, Christen C, Kern F (2001). “Similar haemodynamic, respiratory
and metabolic changes with the use of sevoflurane or halothane in children
breathing spontaneously via a laryngeal mask airway”. Acta anesthesiological
Scan, 45 (5), pp.639-644.
63. Kajal N, Dedhia F, Amala K (2004). “Comparison sevofluran and
halothane for induction of anesthesia and laryngeal mask airway insertion
inpaediatric patients “. Indian journal anaesthesia, 48 (6), pp.465-468.
64. Ah-Young O, Chong-Sung K, Kwang-Suk S (2007). “The correlation
between Bispectral index and hemodynamic responses with skin incision
during sevoflurane anesthesia in children”. Orean journal anesthesiol, 53 (6),
pp.26-30.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC HÌNH ix
CÁC TỪ VIẾT TẮT x
ĐẢ T VẤN Đ È 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của trẻ liên quan đến gây mê 3
1.1.1. Đặc điểm hệ hô hấp 3
1.1.2 Đặc điểm hệ thống tuần hoàn 6
1.1.3. Đặc điểm hệ thần kinh 8
1.2. Gây mê hô hấp 9
1.2.1 Dược động học của thuốc mê 10
1.2.2. Nồng độ phế nang tối thiểu 12
1.2.3. Chuyển hóa và thải trừ thuốc mê sevofluran 13
1.2.4 Gây mê hô hấp ở trẻ em 15
1.3 Theo dõi độ mê 16
1.3.1. Lịch sử theo dõi độ mê 16
1.3.2 Theo dõi độ mê bằng máy BIS 18
1.3.3 Theo dõi độ mê bằng BIS ở trẻ em 21
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lưa chọn bệnh nhân 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá 24
2.2.2.1. Mục tiêu 1 24
2.2.2.2. Mục tiêu 2 24
2.2.3. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu 25
2.2.4. Các thông số cần thu thập 26
2.2.5. Cách tiến hành 27
2.2.3.1. Chuẩn bị phương tiện và các thuốc 27
2.2.3.2. Chuẩn bị bệnh nhân 28
2.2.3.3. Tiến hành 29
2.2.6. Xử lý số liệu 30
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu Y học 30
Chương 3 KÉT QUẢ NGHI Ê N CỨU 31
3.1 Đặc điểm chung 31
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo giới 31
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và cân nặng 31
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo phẫu thuật 32
3.1.4 Phân bố bệnh nhân theo thang điểm ASA 33
3.1.5 Thời gian của các giai đoạn gây mê 33
3.2 Mối liên quan giữa chỉ số BIS và MAC ở ba trạng thái mê của Martorano.
ĩ 34
3.2.1. Giá trị trung bình của nồng độ sevofluran trong khí thở vào, thở ra,
MAC, BIS ở ba trạng thái mê của Martorano 34
3.2.2. Giá trị trung bình của MAC theo nhóm tuổi ở một số thời điểm gây mê.37
3.2.3 Tương quan giữa MAC và BIS ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi ở một số thời điểm
gây mê 38
3.2.4. Tương quan giữa MAC và BIS ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi ở một số thời điể m
gây mê 38
3.2.5 Tương quan giữa MAC và BIS ở trẻ từ 5 đến 12 tuổi ở một số thời điểm
gây mê 39
3.2.6 Tương quan của MAC và BIS ở trẻ từ 1 đến 12 tuổi ở một số thời điểm
gây mê 39
3.2.7 Phân bố các giá trị BIS ở 3 mức mê A, B, C của Martorano 40
3.3. Ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn
khi gây mê sevofluran kết hợp gây tê khoang cùng 41
3.3.1 Ảnh hưởng đến hô hấp 41
3.3.1.1. Giá trị trung bình của SpO2 ở một số thời điểm gây mê tại ba trạng
tháimê của Martorano 41
3.3.1.2. Giá trị trung bình EtCO2 ở một số thời điể m gây mê tại ba trạng thái
mê của Martorano 42
3.3.1.3 Giá trị trung bình nhịp thở ở một số thời điểm gây mê tại ba mức mê
của Martorano 42
3.3.1.4 Giá trị trung bình Vt ở một số thời điểm gây mê tại ba trạng thái mê
của Martorano 43
3.3.2 Ảnh hưởng đến huyết động 45
3.3.2.1 Giá trị trung bình nhịp tim ở một số thời điểm gây mê tại ba trạng thái
mê của Martorano 45
3.3.2.2. HATB ở một số thời điểm gây mê tại ba trạng thái mê của
Martorano 46
3.3.2.3. Thay đổi nhịp tim, HATB và chỉ số BIS sau khi rạch da 47
3.3.3 Các tác dụng không mong muốn ở một số thời điểm gây mê 47
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 49
4.1 Đặc điểm chung 49
4.1.1 Đặc điểm chung về tuổi, giới, cân nặng, BMI 49
4.1.2 Đặc điểm về ASA, phân loại bệnh nhân theo phẫu thuật 51
4.1.3 Thời gian của các giai đoạn gây mê 52
4.2 Mối liên quan giữa chỉ số BIS và MAC ở một số thời điể m gây mê tại ba
mức mê của Martorano 54
4.2.1 Thay đổi nồng độ sevofluran trong khí thở vào, thở ra, MAC và BIS ở
một số thời điểm gây mê 54
4.2.2. Giá trị trung bình của MAC theo tuổi ở một số thời điểm của gây mê.
57
4.2.3. Tương quan giữa MAC và BIS theo các nhóm tuổi ở tất cả các thời
điểm của gây mê 58
4.2.4 Tương quan giữa MAC và BIS ở tất cả các thời điểm của gây mê ở trẻ
từ 1 – 12 tuổi 59
4.2.5. Xác suất tiên đoán của BIS với sevofluran tại ba mức mê 61
4.3 Ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn
khi gây mê sevofluran kết hợp gây tê khoang cùng 61
4.3.1 Ảnh hưởng đến hô hấp 61
4.3.2 Ảnh hưởng đến tuần hoàn 63
4.3.3 Các tác dụng không mong muốn ở một số thời điểm gây mê 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lựa chọn kích cỡ NKQ 5
Bảng 1.2: Lựa chọn kích cỡ mask thanh quản 6
Bảng 1.3. Biến đổi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm
trương (HATTr) theo tuổi : 7
Bảng 1.4. Thể tích máu theo tuổi 8
Bảng 1.5. MAC của sevoíluran 15
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 31
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và cân nặng, BMI 31
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo phẫu thuật 32
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm ASA 33
Bảng 3.5. Thời gian các giai đoạn gây mê 33
Bảng 3.6. Giá trị trung bình Fisevo, Etsevo ở một số thời điểm gây mê 34
Bảng 3.7. Giá trị trung bình của MAC và BIS ở một số thời điểm gây mê 35
Bảng 3.8. Thay đổi MAC theo tuổi ở một số thời điểm gây mê 37
Bảng 3.9. Phân bố giá trị BIS ở ba mức mê 40
Bảng 3.10. Các phép tính một chiều, Pk và sai chuẩn 41
Bảng 3.11. Giá trị trung bình SpO2 tại một số thời điểm gây mê 41
Bảng 3.12. Giá trị trung bình EtCO2 (mmHg) tại một số thời điểm gây mê 42
Bảng 3.13. Giá trị trung bình nhịp thở ở một số thời điểm gây mê 43
Bảng 3.14. Giá trị trung bình Vt ở một số thời điểm gây mê 44
Bảng 3.15. Giá trị trung bình nhịp tim ở một số thời điểm gây mê 45
Bảng 3.16. Thay đổi HATB ở một số thời điểm gây mê 46
Bảng 3.17. Thay đổi nhịp tim, HATB và chỉ số BIS sau khi rạch da 47
Bảng 3.18. Tác dụng không mong muốn ở thời điểm khởi mê, lúc rạch da 47
Bảng 3.19. Tác dụng không mong muốn ở thời điểm thoát mê 48
viii
CÁC TỪ VIẾT TẮT
American society of anesthesiologists (tiêu chuẩn phân loại
sức khỏe của Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ).
Nồng độ sevofluran cuối thì thở ra.
Chỉ số lưỡng phổ.
Nồng độ sevofluran thì thở vào.
End tidal CO2 (CO2 ở cuối thì thở ra).
Gây mê hồi sức.
Huyết áp.
Huyết áp động mạch.
Huyết áp trung bình.
Huyết áp tâm thu.
Huyết áp tâm trương.
Minimum alveolar concentration (nồng độ phế nang tối
thiểu).
Nội khí quản.
Áp lực riêng phần của khí CO2 trong máu động mạch.
Bão hòa oxy trong máu mao mạch.
Tidal volume (thể tích khí lưu thông)