ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN DẪN TRUYỀN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN DẪN TRUYỀN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN DẪN TRUYỀN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ BẰNG THẬN NHÂN TẠO THƯỜNG QUY KẾT HỢP HDF-ONLINE
Như Nghĩa Nguyễn 1,, Quốc Việt Lê 2, Huỳnh Ngọc Tân Mai 1
Đặt vấn đề: tỷ lệ tổn thương thần kinh ngoại vi tương đối cao, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kì. Do đó, phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh thần kinh ngoại vi có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá sự biến đổi lâm sàng và đánh giá một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh sau lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo thường quy kết hợp với kỹ thuật HDF-Online ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 07/2021 đến 07/2022. Kết quả: nam chiếm 47,5%, tuổi trung bình là 54,5±15,65 tuổi. Sau 6 tháng, bệnh nhân biểu hiện rối loạn cảm giác giảm từ 75% còn 45%, rối loạn dinh dưỡng giảm từ 38,8% còn 21,25% và rối loạn phản xạ từ 35% còn 12,5%. Đối với chỉ số điện dẫn truyền thần kinh dây mác: tốc độ và biên độ dẫn truyền thần kinh gia tăng, thời gian tiềm vận động giảm có ý nghĩa sau 6 tháng. Đối với dây chày, tốc độ dẫn truyền vận động và biên độ đều tăng. Thời gian tiềm vận động dây thần kinh chày giảm không có ý nghĩa thống kê. Ở dây thần kinh trụ, biên độ dẫn truyền tăng, thời gian tiềm giảm sau 6 tháng. Ở dây giữa, các chỉ số điện dẫn truyền thần kinh cải thiện đáng kể. Kết luận: biện pháp lọc máu kết hợp giữa HD và HDF-Online có thể cải thiện các đặc điểm lâm sàng, một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Tình trạng tổn thương thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ xảy ra với tỷ lệ tương đối cao, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay, việc chẩn đoán tình trạng tổn thương thần kinh ngoại vi ở nhóm bệnh nhân này chủ yếu dựa vào biện pháp ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh là [4]. Những biện pháp  điều  trị  bệnh  thần  kinh  ngoại  vi  ở  bệnh nhân suy thận mạn bao gồm lọc máu đủ liều, bổ sung vitamin, sử dụng thuốc giảm đau, lọc máu bằng biện pháp thẩm tách siêu lọc máu (HDF). Trong đó, biện pháp thẩm tách siêu lọc máu, đặc biệt là thẩm tách siêu lọc máu bù dịch trực tiếp (HDF-online) có hiệu quả tốt trong đào thải các chất  độc  ure  huyết  trọng  lượng  trung  bình  và lớn,  từ  đócó  thể  cải  thiện  các  triệu  chứng  ở bệnh nhân bệnh thần kinh ngoại vi. Nhiều nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh được vai  trò  của  biện  pháp  kết  hợp  giữa  lọc  máu thường  quy  (HD)  và  HDF-online  trong  điều  trị bệnh thần kinh ngoại vi [6]. Tuy nhiên,khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của biện pháp này ở bệnh nhân suy thận mạn. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: đánh giá sự biến đổi lâm sàng bệnh thần kinh ngoại vi và sự thay đổi một số chỉsố điện dẫn truyền thần kinh sau lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo thường quy kết hợp với kỹ thuật HDF-Onlineở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment