Đánh giá bước đẩu hiệu quả điểu trị rong kinh cơ năng bằng cyclo-progynova tại bệnh viện phụ sản trung ương

Đánh giá bước đẩu hiệu quả điểu trị rong kinh cơ năng bằng cyclo-progynova tại bệnh viện phụ sản trung ương

Hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ từ buồng tử cung ra ngoài do sự phát triển dày lên, chế tiết rồi bong ra của niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng trực tiếp của hai hormon sinh dục estrogen và progesteron được gọi là kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt được điều tiết bởi trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng theo cơ chế hồi – tác (Feed – Back) nhịp nhàng [3], [4], [15].

Ngoài hoạt động có hiệu quả của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng giúp cho người phụ nữ có những chu kỳ kinh nguyệt bình thường, song kinh nguyệt còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác: chủng tộc, xã hội, môi trường, bệnh tật toàn thân [5], [16], [15].

Thông thường thời gian hành kinh từ 3 đến 7 ngày, nếu kéo dài trên 7 ngày gọi là rong kinh. Rong kinh thực ra có hai loại là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Rong kinh cơ năng là tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà không có nguyên nhân thực thể tại bộ phận sinh dục (u buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung…) hay toàn thể (đái tháo đường, cao huyết áp…) cũng như môi trường (lao động, dinh dưỡng.). Biểu hiện lâm sàng của rong kinh cơ năng là kinh nguyệt không còn tính chu kỳ nữa, tình trạng ra máu có thể nhiều, ít hay bị kéo dài ảnh hưởng tới sức khoẻ, lao động, đời sống người phụ nữ [14], [36].

Rong kinh cơ năng thường gặp ở tuổi dậy thì (50%) và quanh tuổi mãn kinh. Rong kinh ở hai lứa tuổi này thường là hậu quả của những chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn, nội mạc tử cung không chế tiết, do đó bong không đều, nên gây rong kinh [9].

Rong kinh cơ năng còn hay gặp ở những phụ nữ bị bệnh lý buồng trứng đa nang, hậu quả vòng kinh không phóng noãn, người phụ nữ bị rong kinh và đồng thời cũng dễ bị vô sinh. Nghiên cứu của nhiều tác giả còn cho thấy, khi bị rong kinh do không phóng noãn kéo dài nội mạc tử cung bị kích thích đơn độc của estrogen dần dần dẫn đến quá sản nội mạc tử cung và có tiềm năng trở thành ung thư nội mạc tử cung là rất lớn [9], [23].

Điều trị rong kinh cơ năng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, song đưa ra một phác đồ duy nhất đúng đắn cho tất cả các trường hợp thật là không dễ. Ở Việt Nam, trước đây nhiều tác giả đã sử dụng các phác đồ điều trị phối hợp estrogen và progesteron liều thấp đường uống, estrogen đơn thuần, hoặc progesteron tiêm đơn thuần và phác đồ phối hợp estrogen và progesteron liều cao. Trên thế giới, nhiều tác giả cũng đã dùng estrogen đơn thuần, progesteron đơn thuần, cũng như estrogen phối hợp với progesteron và cả các androgen để điều trị rong kinh cơ năng [13], [17], [40], [45], [54]. Song kết quả không phải bao giờ cũng thành công mỹ mãn vì tác dụng phụ của thuốc, khó khăn khi phối hợp, đường dùng, thời gian dùng thuốc được qui định ngặt nghèo nên bệnh nhân khó thực hiện [17], [24], [32], [48], [56].

Gần đây hãng Schering (Cộng Hoà Liên Bang Đức) có đưa ra thị trường một loại hợp chất mới là Cyclo-progynova đã phối hợp estrogen và progesteron được tính toán cho là tối ưu, ít tác dụng phụ, đã được sử dụng ở nhiều nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, Cyclo-progynova mới được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2005, tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về hiệu quả điều trị rong kinh cơ năng bằng liệu pháp hormon thay thế 2 pha là Cyclo-progynova, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu sau :

1. Mô tả một số đặc điểm của rong kinh cơ năng.

2. So sánh hiệu quả điều trị rong kinh cơ năng bằng Cyclo-progynova với Marvelon tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. 

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm cấu tạo của nội mạc tử cung 3
1.1.1. Cấu tạo nội mạc tử cung 3
1.1.2. Hệ tuần hoàn của nội mạc tử cung 4
1.1.3. Sự biến đổi nội mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt 5
1.2. Sinh lý kinh nguyệt 5
1.2.1. Cơ chế chảy máu kinh nguyệt 6
1.2.2. Cơ chế cầm máu kinh nguyệt 8
1.2.3. Tính chất và đặc điểm kinh nguyệt 9
1.2.4. Vai trò hormon sinh dục nữ trong kinh nguyệt: 10
1.3. Rong kinh rong huyết 13
1.3.1. Một vài khái niệm về rong kinh rong huyết 13
1.3.2. Nguyên nhân rong kinh rong huyết: 13
1.3.3. Điều trị rong kinh cơ năng: 14
1.3.4. Những nguyên tắc làm cầm máu kinh 16
1.3.5. Kết quả làm cầm máu kinh 17
1.4. Estrogen và ứng dụng trong điều trị 17
1.4.1. Nguồn gốc, cấu tạo, sinh tổng hợp 17
1.4.2. Tác dụng 17
1.4.3. Estrogen trong điều trị 18
1.5. Progestin và ứng dụng trong điều trị 19
1.5.1. Nguồn gốc, cấu tạo, sinh tổng hợp 19
1.5.2. Tác dụng 19
1.5.3. Progestin trong điều trị 19
1.6. Cyclo-progynova 21
1.6.1. Thành phần 21
1.6.2. Dược động học 21
1.6.3. Đặc điểm tác dụng 22
1.6.4. Ứng dụng của Cyclo-progynova 22
1.6.5. Một số nghiên cứu điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng Cyclo-
progynova 23
1.7. Marvelon 24
1.7.1. Thành phần 24
1.7.2. Dược động học 24
1.7.3. Đặc điểm tác dụng 24
1.7.4. Tác dụng không mong muốn 24
1.7.5. Ứng dụng của Marvelon trong điều trị rong kinh cơ năng 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn bệnh nhân chọn vào nhóm nghiên cứu 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Qui trình nghiên cứu 27
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 29
2.2.4. Các biến số nghiên cứu 31
2.2.5. Phân tích số liệu 32
2.2.6. Dự đoán mong muốn của nghiên cứu 32
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 34
3.1.1. Tuổi 34
3.1.2. Nghề nghiệp 36
3.2. Đặc điểm rong kinh cơ năng 37
3.2.1. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt 37
3.2.2. Thời điểm bị rong kinh sau chu kỳ kinh đầu tiên 38
3.2.3. Thay đổi kinh nguyệt ngay trước khi bị rong kinh 39
3.2.4. Số ngày rong kinh trước khi vào viện 40
3.2.4. Đặc điểm chung toàn trạng bệnh nhân 41
3.2.5. Tình trạng thiếu máu 42
3.2.6. Đau bụng khi hành kinh 44
3.2.7. Màu sắc máu kinh 45
3.2.8. Chiều dày nội mạc tử cung 45
3.3. Kết quả điều trị 46
3.3.1 Hiệu quả cầm máu 46
3.3.2. Các phương pháp điều trị phối hợp 47
3.3.3. Hiệu quả cầm máu trên bệnh nhân rong kinh kéo dài 49
3.3.4. Kết quả điều trị rong kinh sau 3 chu kỳ kinh nguyệt ở các nhóm 50
3.3.5. Tác dụng của điều trị dự phòng lên triệu chứng đau bụng kinh… 51
3.3.6. Tác dụng của điều trị lên màu sắc máu kinh 54
3.3.7. Tình trạng kinh nguyệt sau 6 chu kỳ kinh nguyệt 55
3.3.8. Tác dụng không mong muốn 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Những đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 58
4.1.1. Tuổi mắc bệnh 58
4.1.2. Tuổi dậy thì 59
4.1.3. Nghề nghiệp 60
4.2. Đặc điểm rong kinh cơ năng 60
4.2.1. Thời điểm bị rong kinh 60
4.2.2. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt 61
4.2.3. Những yếu tố liên quan đến rong kinh 62
4.2.4. Thời gian rong kinh trước khi đến bệnh viện 66
4.2.5. Một số triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt 67
4.3. Điều trị cầm máu rong kinh cơ năng 71
4.3.1. Sử dụng estrogen và progestin cầm máu rong kinh cơ năng 72
4.3.2. Điều trị dự phòng rong kinh tái phát 76
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment