Đánh giá các phương pháp đo độ lác trong khám lác cơ năng ở trẻ em
Lác là sự lệch trục nhãn cầu, thường kèm theo rối loạn thị giác hai mắt (TG2M). Đây là một bệnh mắt thường gặp, tại Việt Nam nghiên cứu của Hà Huy Tiến năm 1970 cho thấy tỷ lệ lác cơ năng ở trẻ em vào khoảng 2 – 3% [17], [18]. Bệnh không chỉ gây tổn hại tới chức năng thị giác mà còn làm giảm thẩm mỹ do vậy nó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống cũng như khả năng hoà nhập của người bệnh với xã hội [4].
Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân lác cơ năng có rối loạn thị giác hai mắt chiếm tỷ lệ khá cao vào khoảng 70 – 90% [1], [5], [47]. Như vậy đồng nghĩa với việc một số lượng lớn bệnh nhân lác sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập và lao động, bệnh lác đang thực sự là một vấn đề sức khoẻ – xã hội đáng được quan tâm.
Điều trị lác với hai mục đích là làm thẳng trục nhãn cầu và phục hồi chức năng thị giác. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như những thế mạnh trong gây mê đã đáp ứng được nhu cầu mổ sớm cho bệnh nhân ngay từ khi trẻ mới sinh ra được vài tháng. Điều kiện tiên quyết để phẫu thuật lác thành công là chẩn đoán đúng độ lác, hình thái lác và chức năng thị giác hai mắt [15], [40].
Hiện có nhiều phương pháp được sử dụng để đo độ lác tuy nhiên mỗi phương pháp có những đặc thù riêng, cần các dụng cụ khám khác nhau, có hiệu quả cũng như mức độ tin cậy khác nhau. Một số phương pháp không thể áp dụng hoặc kết quả khám có độ chính xác không cao đặc biệt khi khám những trẻ quá nhỏ. Khám và chẩn đoán độ lác ở trẻ em cũng có những đặc thù và khó khăn nhất định do khả năng nhận thức cũng như phối hợp còn nhiều hạn chế [23], [26], [46].
Nhiều năm trước đây để chẩn đoán độ lác chúng ta đơn thuần dựa vào phương pháp che mắt, phương pháp Hirschberg và chỉ ở một số ít bệnh viện lớn có thể sử dụng thêm máy Synoptophore [1], [6], [55]. Gần đây việc sử dụng lăng kính ngày càng trở lên phổ biến và sự phối hợp giữa lăng kính và các phương pháp cổ điển tỏ ra có những ưu điểm rõ rệt trong chẩn đoán độ lác [44], [49].
Để có những nhận xét toàn diện, bao quát về các phương pháp đo độ lác mà trước tiên là lác cơ năng ở trẻ em để từ đó tìm ra phương pháp áp dụng cho phù hợp với từng hình thái, độ tuổi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các phương pháp đo độ lác trong khám lác cơ năng ở trẻ em” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá các phương pháp đo độ lác trong khám lác cơ năng ở trẻ em.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới các phương pháp đo độ lác.
MỤCLỤC
LỜI CẢM ƠN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. VÀI NÉT VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ VẬN NHÃN 3
1.1.1. Các cơ vận nhãn và thần kinh chi phối 3
1.1.2. Sinh lý vận nhãn 4
1.2. CÁC HÌNH THÁI CỦA LÁC CƠ NĂNG THƯỜNG GẶP 4
1.2.1. Các hình thái lác quy tụ: thường gặp hơn lác cơ năng phân kỳ 5
1.2.2. Các hình thái lác phân kỳ 6
1.2.3. Lác có yếu tố đứng 6
1.2.4. Lác cơ năng kèm theo các hội chứng 7
1.3. KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN ĐỘ LÁC 7
1.3.1. Bệnh sử 8
1.3.2. Các phương pháp chẩn đoán độ lác 8
1.3.3 Đánh giá chức năng thị giác hai mắt 16
1.3.4. Đánh giá một số yếu tố khác 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu 23
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
2.3.1. Hỏi bệnh sử 23
2.3.2. Khám mắt 24
2.3.3. Thu thập và xử lý số liệu 31
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
3.1.1. Liên quan giữa tuổi và giới 32
3.1.2. Liên quan giữa thời điểm xuất hiện lác và hình thái lác 33
3.1.3. Tình hình thị lực 34
3.2 KẾT QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ LÁC 34
3.2.1. Phương pháp Hirschberg 34
3.2.2. Phương pháp Krimsky 37
3.2.3. Phương pháp lăng kính kết hợp che mắt (APCT) 40
3.2.4. Nghiệm pháp che mắt (Cover – Uncover test) 44
3.2.5. Phương pháp Synoptophore 44
3.3. KẾT QUẢ MỘT SỐ MỐI LIÊN QUAN 47
3.3.1. Liên quan giữa thời điểm xuất hiện lác và phương pháp đo được 47
3.3.2 Liên quan tỷ lệ đo được của các phương pháp và điều trị 47
3.3.3. Độ lác trung bình theo các phương pháp đo 48
3.3.4. Sự phù hợp giữa các phương pháp đo 49
3.3.5. Liên quan phương pháp đo và kiểu định thị 50
3.3.6. Liên quan tỷ lệ đo được với tình trạng nhược thị 51
Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 52
4.2. ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ LÁC 52
4.2.1. Phương pháp che mắt 52
4.2.2. Phương pháp Hirschberg 54
4.2.3. Phương pháp Krimsky 56
4.2.4. Phương pháp lăng kính kết hợp che mắt (APCT) 58
4.2.5. Phương pháp Synoptophore 59
4.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO 63
4.3.1. Sự phù hợp giữa các phương pháp 63
4.3.2. Phân tích sự liên quan giữa định thị và các phương pháp 64
4.3.3. Phân tích sự liên quan giữa tình trạng nhược thị và các phương pháp …66
KẾT LUẬN 68
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU DANH SÁCH BỆNH NHÂN
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích