ĐÁNH GIÁ CẢM GIÁC GIÁC MẠC VÀ TÌNH TRẠNG KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT LASER EXCIMER ĐIỀU TRỊ CẬN VÀ LOẠN CẬN

ĐÁNH GIÁ CẢM GIÁC GIÁC MẠC VÀ TÌNH TRẠNG KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT LASER EXCIMER ĐIỀU TRỊ CẬN VÀ LOẠN CẬN

 ĐÁNH GIÁ CẢM GIÁC GIÁC MẠC VÀ TÌNH TRẠNG KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT LASER EXCIMER ĐIỀU TRỊ CẬN VÀ LOẠN CẬN

Trần Hải Yến, Đinh Hữu Vân Quỳnh, Đinh Trung Nghĩa, Lê Minh Tuấn
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Đánh giá cảm giác giác mạc (CGGM) và tình trạng khô mắt sau phẫu thuật (PT) Laser Excimer điều trị cận và loạn cận. 
Phương pháp: Tiến cứu, loạt ca, 82 bệnh nhân (BN) với 164 mắt, PT tại BV Mắt TP.HCM từ 6/2007 đến 6/2008. Mỗi BN được PT LASIK trên một mắt và Epi-LASIK trên mắt kia. Dữ liệu thu thập trước mổ, 1 tuần, 1, 3, và 6 tháng: thị lực không kính (TLKK), TL tối đa có kính (TLTĐCK), khúc xạ chủ quan và khách quan, CGGM, test Schirmer 1, thời gian vỡ màng phim nước mắt. 
Kết quả: Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của mọi thông số trước PT giữa 2 nhóm LASIK và Epi-LASIK. Sau mổ 6 tháng, 100% TLTĐCK ≥10/10, 92,1% TLKK ≥10/10. CGGM giảm rõ rệt ngay sau mổ, tăng dần theo thời gian nhưng chưa đạt ngưỡng ban đầu sau 6 tháng. CGGM của nhóm Epi-LASIK giảm ít hơn và hồi phục nhanh hơn có ý nghĩa thống kê so với LASIK. Không thấy liên quan giữa giảm CGGM và độ dày nhu mô bị bào. Thể tích nước mắt bài tiết giảm rõ rệt sau mổ, chưa hồi phục cho đến 6 tháng. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả test Schirmer và BUT giữa 2 nhóm LASIK và Epi-LASIK sau mổ. 
Kết luận: PT Laser Excimer, đặc biệt LASIK làm giảm CGGM và là yếu tố nguy cơ của tình trạng rối loạn phim nước mắt sau PT.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment