ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BẤT SẢN ÂM ĐẠO SAU PHẪU THUẬT DAVYDOV
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN BẤT SẢN ÂM ĐẠO SAU PHẪU THUẬT DAVYDOV.Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là một tình trạng bẩm sinh hiếm gặp ở phụ nữ (chiếm tỉ lệ 1/4500 – 1/5000 trẻ nữ sinh sống)1. Đặc trưng của hội chứng này là bất sản hoặc thiểu sản tử cung và 2/3 trên âm đạo ở phụ nữ có bộ nhiễm sắc thể 46,XX; trong khi sự phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp khác như bộ phận sinh dục ngoài, chức năng buồng trứng hoàn toàn bình thường2. Những vấn đề bao gồm mặc cảm về sự khác biệt, khả năng tình dục (làm vợ), khả năng sinh sản tự nhiên (làm mẹ) ảnh hưởng trực tiếp lên tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh3.
Quan hệ tình dục là một trong những điều quan trọng nhất với người phụ nữ. Nhiều bệnh nhân MRKH cảm thấy họ không phải phụ nữ nếu không thể quan hệ tình dục. Vì vậy, tạo hình âm đạo được khuyến khích thực hiện khi bệnh nhân đến tuổi trưởng thành để họ có thể thực hiện quan hệ tình dục, giúp bệnh nhân có được cuộc sống như người phụ nữ bình thường. Giai đoạn sau tạo hình âm đạo hiện đang là chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực MRKH. Các nhà khoa học trên thế giới đã sử dụng nhiều bộ câu hỏi hoặc thang đo lường về tình dục, sức khoẻ tâm thần và chất lượng cuộc sống để đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình âm đạo cũng như khảo sát các khía cạnh cuộc sống của người phụ nữ MRKH sau tạo hình âm đạo4. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng cuộc sống người phụ nữ MRKH sau tạo hình âm đạo còn nhiều hạn chế về sức khoẻ tâm lý – tâm thần và tình dục so với người phụ nữ bình thường5-8. Các kết quả trên chỉ cho thấy được thực trạng còn lý do tại sao bệnh nhân MRKH sau tạo hình âm đạo có các mặt hạn chế trong cuộc sống về tâm lý, tâm thần, tình dục chưa được giải thích rõ bằng các số liệu thống kê. Do đó đến nay các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau tạo hình âm đạo còn thiếu thông tin để đưa vào thực hành lâm sàng.
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của điều trị hội chứng MRKH khi mới chỉ dừng lại ở tạo hình cho bệnh nhân một âm đạo có giải phẫu tốt9-11. Can thiệp này chỉ giúp bệnh nhân có thể thực hiện quan hệ tình dục, còn về mặt chức năng (quan hệ tình dục có hài lòng hay không), sức khoẻ tâm thần sau mổ như thế nào và các tác động lên chất lượng cuộc sống chưa được đánh giá. Chúng tôi mong muốn không chỉ lượng giá được thực trạng các chỉ số trên mà còn hy vọng có thể tìm hiểu sâu, khám phá cuộc sống của người phụ nữ MRKH sau tạo hình âm đạo. Từ đó, cung cấp thông tin không chỉ giúp bác sĩ sản phụ khoa nói riêng mà còn giúp ngành y tế Việt Nam nói chung, xây dựng các chiến lược hỗ trợ và điều trị bên cạnh tạo hình âm đạo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm phụ nữ thiệt thòi và dễ tổn thương này. Đây là một việc làm mang nhiềuý nghĩa và nhân văn. Với mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng đánh giá toàn diện chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục, sức khoẻ tâm thần (bao gồm nguy cơ rối loạn lo âu/trầm cảm) kết hợp với nghiên cứu định tính tìm hiểu sâu các vấn đề nổi trội ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân MRKH sau khi đã tạo hình âm đạo.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục, sức khoẻ tâm thần (nguy cơ rối loạn lo âu/trầm cảm) của bệnh nhân bất sản âm đạo sau tạo hình âm đạo bằng phương pháp Davydov tại bệnh viện Từ Dũ như thế nào?
Những vấn đề nổi trội nào ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân bất sản âm đạo sau tạo hình âm đạo bằng phương pháp Davydov tại bệnh viện Từ Dũ
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………………i
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………………………….. ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH-VIỆT …………………….vi
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………………………… viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………………..x
DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ……………………………………………………………………………..xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ……………………………………………………………………………….. xii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Y VĂN ……………………………………………………………….. 4
1. 1. Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser ……………………………………………….. 4
1. 2. Điều trị hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser …………………………………… 10
1. 3. Tình hình nghiên cứu về phụ nữ mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser
sau tạo hình âm đạo trên thế giới……………………………………………………………………….. 15
1. 4. Tình hình nghiên cứu về phụ nữ mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser
sau tạo hình âm đạo tại Việt Nam ……………………………………………………………………… 23
1. 5. Phương pháp định tính – giải pháp cho các nghiên cứu về vấn đề y tế – xã hội … 28
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………… 35
2. 1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 35
2. 2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………….. 35
2. 3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………. 36
2. 4. Cỡ mẫu của nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 36
2. 5. Các biến số cần thu thập……………………………………………………………………………. 36
2. 6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ……………………………………… 44iv
2. 7. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………………………… 47
2. 8. Phương pháp phân tích dữ liệu…………………………………………………………………… 56
2. 9. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………………. 59
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………….. 61
3. 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân………………………………………………………………….. 62
3. 2. Kết quả đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân………………………………….. 67
3. 3. Kết quả đánh giá chức năng tình dục của bệnh nhân …………………………………….. 68
3. 4. Kết quả đánh giá tỉ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm của bệnh nhân…………………….. 70
3. 5. Các yếu tố liên quan đến điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân…………… 71
3. 6. Kết quả phân tích định tính: các vấn đề nổi trội ảnh hưởng đến cuộc sống của
bệnh nhân sau tạo hình âm đạo …………………………………………………………………………. 78
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….. 91
4. 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………… 91
4. 2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser sau tạo
hình âm đạo bằng phương pháp Davydov…………………………………………………………… 95
4. 3. Chức năng tình dục của bệnh nhân Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser sau tạo hình
âm đạo bằng phương pháp Davydov………………………………………………………………….. 97
4. 4. Tỉ lệ rối loạn lo âu-trầm cảm của bệnh nhân Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser sau
tạo hình âm đạo bằng phương pháp Davydov……………………………………………………. 100
4. 5. Các yếu tố/ vấn đề nổi trội ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân MayerRokitansky-Kuster-Hauser sau khi tạo hình âm đạo bằng phương pháp Davydov – kết
hợp phân tích định lượng và định tính ……………………………………………………………… 104
4. 6. Điểm mạnh của nghiên cứu……………………………………………………………………… 118
4. 7. Hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục…………………………………………….. 119
4. 8. Giá trị ứng dụng của đề tài ………………………………………………………………………. 121
4. 9. Hướng nghiên cứu tiếp theo …………………………………………………………………….. 122
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 124v
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………… 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tổng hợp nghiên cứu đánh giá sức khoẻ tâm thần, chức năng tình dục, chất
lượng cuộc sống trên phụ nữ mắc hội chứng MRKH sau tạo hình âm đạo ……………… 16
Bảng 1.2 Kết quả về mặt giải phẫu 20 trường hợp MRKH được tạo hình âm đạo bằng
phương pháp Lansac cải tiến9……………………………………………………………………………. 25
Bảng 1.3 Kết quả về mặt giải phẫu 19 trường hợp MRKH được tạo hình âm đạo bằng
phương pháp Davydov10:………………………………………………………………………………….. 27
Bảng 1.4 Tóm tắt các thiết kế nghiên cứu định tính65…………………………………………… 30
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân (n=29)…………………………………….. 62
Bảng 3.2 Đặc điểm về sự chia sẻ bệnh lý bản thân ( n=29): ………………………………….. 64
Bảng 3.3 Đặc điểm về tình trạng vô sinh ( n=29): ……………………………………………….. 65
Bảng 3.4 Đặc điểm về cuộc sống tình dục (n=25): ………………………………………………. 65
Bảng 3.5 Điểm số chất lượng cuộc sống về bốn lĩnh vực sức khoẻ dựa trên bộ câu hỏi
WHOQOL-BREF của bệnh nhân (n=29):…………………………………………………………… 67
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học với điểm số chất lượng cuộc sống
(n=29) ……………………………………………………………………………………………………………. 71
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa các các biến số về sự chia sẻ bệnh lý bản thân với điểm số
chất lượng cuộc sống (n=29)…………………………………………………………………………….. 73
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa các các biến số về tình trạng vô sinh với điểm số chất
lượng cuộc sống (n=29)……………………………………………………………………………………. 73
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa các biến số cuộc sống tình dục với điểm số chất lượng
cuộc sống (n=25) …………………………………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.10 Mối liên hệ giữa rối loạn chức năng tình dục với điểm số chất lượng cuộc
sống (n=25)…………………………………………………………………………………………………….. 75
Bảng 3.11 Mối liên hệ giữa nguy cơ rối loạn lo âu-trầm cảm với chất lượng cuộc sống
(n=24) ……………………………………………………………………………………………………………. 77ix
Bảng 4.1 Tuổi trung bình và thời gian từ chẩn đoán/phẫu thuật đến thời điểm nghiên
cứu ………………………………………………………………………………………………………………… 91
Bảng 4.2 Điểm số WHOQOL-BREF trên bệnh nhân MRKH sau tạo hình âm đạo ….. 96
Bảng 4.3 Điểm số FSFI của bệnh nhân MRKH sau tạo hình âm đạo ……………………… 98
Bảng 4.4 Tỉ lệ rối loạn tình dục chung và 6 hình thái trên phụ nữ Việt Nam …………. 100
Bảng 4.5 Tỉ lệ sàng lọc rối loạn lo âu của bệnh nhân MRKH sau tạo hình âm đạo…. 103
Bảng 4.6 Tỉ lệ sàng lọc trầm cảm của bệnh nhân MRKH sau tạo hình âm đạo………. 103x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Điểm số WHOQOL-BREF trung bình và tỉ lệ chưa tốt ở bốn lĩnh vực sức
khoẻ cấu thành nên chất lượng cuộc sống…………………………………………………………… 68
Biểu đồ 3.2 Điểm số FSFI trung bình và tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục………………. 69
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ rối loạn 6 hình thái tình dục chuyên biệt ……………………………………. 69
Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ nguy cơ rối loạn lo âu-trầm cảm……………………………………………….. 70
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ tuyến tính giữa điểm số sức khoẻ thể chất
(WHOQOL-BREF) và điểm số chức năng tình dục (FSFI) với p = 0,03 (n=25). …….. 76
Biểu đồ 3.6 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ tuyến tính giữa điểm số quan hệ xã hội
(WHOQOL-BREF) và điểm số chức năng tình dục (FSFI) với p < 0,01 (n=25). …….. 7
Nguồn: https://luanvanyhoc.com