ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TRỰC TUYẾN TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM

ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TRỰC TUYẾN TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM

ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TRỰC TUYẾN TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
Thái Hoài Nam1, Hoàng Văn Minh2
1 Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y tế công cộng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trên nền tảng ứng dụng công nghệ 4.0 thì nhiều dịch vụ trực tuyến đã và đang được triển khai, bao gồm cả đăng ký lịch khám bệnh trực tuyến ngoại trú trên nền tảng Internet (ORS). Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (UMC) là một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai mô hình trên. Trọng tâm của nghiên cứu này là sử dụng Phân tích chi phí – lợi ích trung gian với mức độ đánh giá đến tỷ suất lợi ích chi phí và giá trị hiện tại ròng để đưa ra những chứng cứ thực tiễn trong ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng mô hình bệnh viện thông minh, quản trị y tế thông minh tại UMC, từ đó nhân rộng mô hình cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác ở Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá chi phí lợi ích của việc triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ các chi phí liên quan đăng ký khám chữa bệnh được sử dụng theo hình thức trực tuyến và thông thường, lợi ích từ phía cung cấp dịch vụ (UMC) và khách hàng (người bệnh-NB) với khung thời gian phân tích trong 12 tháng (từ 01/01/2019 đến 31/12/2019) và nghiên cứu có tính toán đến lợi ích trong 5 năm và 10 năm tiếp theo. Kết quả: Chi phí đầu tư ban đầu (năm 2019) trong khoảng 10 tỉ đồng và chi phí hoạt động hàng năm trong khoảng từ 5,6 đến 6,6 tỉ đồng; lợi ích Bệnh viện thu được khi triển khai ORS tăng qua các năm từ khoảng 3,7 lên khoảng 9,9 tỉ đồng. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy lợi ích Bệnh viện thu qua các năm (từ năm 2019 đến năm 2021) khi triển khai hệ thống ORS khá rõ rệt và lợi ích này tăng dần qua các năm từ khi bắt đầu đầu tư đến khi triển khai.

Hiệnnay với việc sử dụng công nghệ 4.0, số người sử dụng Internet thông qua Smartphone và các thiết bị điện tử ngày càng gia tăng(năm 2018:dân số 96,02 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa là  35%,  lượng  người  sử  dụngInternetở  Việt Nam đạt 64 triệu người dùng, chiếm 67% dân số, 94% tỉ lệ người dùng trực tuyến mỗi ngày(1)).Trên nền tảng ứng dụng công nghệ như vậy thì nhiều dịch vụ trực tuyến đãvà đang được triển khai, trong đó việc đăng ký lịch khám bệnh trực  tuyến ngoại  trú trên  nền  tảng  Internet  là một chủ đềđã đangđược nghiên cứu và triển khai  nhiều  nơi  trên  thế  giới (5).  Từ  cuối  năm 2018, tại UMC đã triển khai hệ thống đăng ký khám  bệnh  ngoại  trú  trực  tuyến (Online Registration  System-ORS) qua phần mềm trên điện thoại di động hoặc qua website để nhằm giảm thời gian chờ đợi của người bệnh và  cải thiện dịch vụ đăng ký khám chữa bệnh. Trọng tâm của nghiên cứu này là nghiên cứu triển khai sử dụng Phân tích chi  phí -lợi ích (Cost-benefit analysis–CBA)  trung gian  với mức độ đánh giá đến tỷ suất lợi ích chi phí (Benefit Cost Ratio-BCR) và giá trị hiện tại ròng (Net Present Value -NPV) để đưa ra những chứng cứ thực tiễn trong ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng mô hình bệnh viện thông minh, quản trị y tế thông minh tại UMC, từ đó nhân rộng mô hình cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác ở Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá chi phí lợi ích của việc triển khai hệ  thống  đăng  ký  khám  bệnh  ngoại  trú  trực tuyến tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment