Đánh giá chức năng thị giác ở sinh viên các Học viện và trường Đại học công an khu vực Hà Nội

Đánh giá chức năng thị giác ở sinh viên các Học viện và trường Đại học công an khu vực Hà Nội

Đánh giá chức năng thị giác ở sinh viên các Học viện và trường Đại học công an khu vực Hà Nội.Thị giác là một trong năm giác quan quan trọng của con người, rối loạn chức năng thị giác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn, khả năng nghiên cứu, học tập và làm việc của mỗi người. Tiêu chuẩn vàng hiện tại trong đánh giá chức năng thị giác là thị lực, nhưng đôi khi thị lực là một chỉ số chỉ cung cấp một lượng thông tin nhất định thu được trong điều kiện sống hiện tại.Vì vậy, đánh giá chức năng thị giác của bệnh nhân không đơn thuần chỉ là dựa vào kết quả đo thị lực mà còn kết hợp với các khám nghiệm khác như: thị lực lập thể, sắc giác và thị lực tương phản. Những khám nghiệm này sẽ giúp chúng ta đánh giá chức năng thị giác một cách toàn diện hơn [1],[2],[3].

Các nghiên cứu về chức năng thị giác trên Thế giới cho thấy tại Châu Á cận thị đang là vấn đề sức khỏe quan trọng trong cộng đồng học sinh sinh viên, tỷ lệ cận thị thường cao ở các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore, trong đó tại Đài Loan tỷ lệ cận thị ở học sinh lứa tuổi 18 là 80% [4]. Tác giả Magosha Knutelska (2003) cho rằng thị lực lập thể đạt được tốt nhất là trước 30 tuổi và kém nhất là sau 60 tuổi [5]. Tỷ lệ rối loạn sắc giác bẩm sinh theo nghiên cứu của tác giả Mohd Fareed (2015) ở nam là 7,52% và ở nữ là 0,83% [6]. Chức năng thị giác chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như: tình trạng tật khúc xạ và các bệnh lý gây giảm thị lực, giảm thị lực tương phản và rối loạn sắc giác. Nghiên cứu của tác giả Nayori Yamane (2004) cho thấy thị lực tương phản giảm đáng kể ở những người phẫu thuật Lasik điều trị cận thị [7]. Hassan Hashemi (2012) thì cho rằng thị lực tương phản giảm theo độ tuổi và ở những người cận thị cao trên 5 Diop [8]. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thị giác các tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đó, mỗi người có rối loạn chức năng thị giác cần phải biết tình2 trạng của mình để có thể lưu ý, luyện tập, từ đó cải thiện và thích nghi với khả năng thị giác của mình trong cuộc sống hàng ngày [9],[10],[11],[12],[13].
Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu sàng lọc rối loạn sắc giác bẩm sinh và tật khúc xạ, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Dung (2006) cho thấy tỷ lệ rối loạn sắc giác ở nam là 3,01%, ở nữ là 1,35% [14]. Nghiên cứu của Phí Vĩnh Bảo (2017) cho kết quả tỷ lệ cận thị ở sinh viên quân đội là 16,9 % [15]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chức năng thị giác còn hạn chế và chưa đầy đủ, chưa phân tích sát thực các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thị giác và đưa ra các giải pháp can thiệp nhằm khắc phục tình trạng đó.
Với ngành công an, do tính đặc thù nghề nghiệp, việc phát hiện những rối loạn chức năng thị giác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn công tác. Đặc biệt là sinh viên các trường công an đóng vai trò nòng cốt trong công tác chiến đấu giữ gìn trật tự và bảo vệ an ninh Quốc gia. Tình trạng thị giác tốt của sinh viên các trường công an sẽ đảm bảo cho công tác phục vụ chiến đấu lâu dài, trong điều kiện hiện nay việc sử dụng công nghệ cao trong phòng chống tội phạm càng đòi hỏi cần phải có thị giác tốt mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu toàn diện về chức năng thị giác sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp chúng ta xây dựng kế hoạch và thực hiện chính sách nhằm nâng cao chức năng thị giác cho sinh viên công an nói riêng cũng như cho lực lượng công an nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chức năng thị giác ở sinh viên các Học viện và trường Đại học công an khu vực Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng chức năng thị giác ở sinh viên năm thứ 3 tại 4 trường Học viện và Đại học công an khu vực Hà Nội năm 2017.
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thị giác năm 2017.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành đối với sự tiến triển cận thị năm 2017-2018

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………………. 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO CHỨC NĂNG THỊ GIÁC… 3
1.1.1. Thị lực ……………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Thị lực lập thể……………………………………………………………………. 6
1.1.3. Sắc giác ………………………………………………………………………….. 13
1.1.4. Thị lực tương phản …………………………………………………………… 21
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỨC NĂNG THỊ GIÁC TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC…………………………………………………………………… 29
1.2.1. Trên Thế giới…………………………………………………………………… 29
1.2.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………… 31
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC ……. 32
1.3.1. Một số yếu tố nguy cơ cận thị ở sinh viên công an…………………. 32
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực lập thể …………………………. 34
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sắc giác …………………………………. 35
1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản …………………… 36
1.4. HIỆU QUẢ CAN THIỆP THAY ĐỔI HÀNH VI ĐỐI VỚI SỰ TIẾN
TRIỂN CẬN THỊ ……………………………………………………………………… 37
1.4.1. Biện pháp phòng chống cận thị…………………………………………… 37
1.4.2. Biện pháp can thiệp thay đổi hành vi đối với sự tiến triên cận thị…. 37
1.4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi hành vi đối với sự tiến triển
cận thị…………………………………………………………………………….. 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………… 412.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………….. 41
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu…………………………………………………………… 41
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………… 42
2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………….. 43
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………….. 44
2.2.6. Kỹ thuật đo chức năng thị giác……………………………………………. 44
2.2.7. Các biến số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá………………………….. 55
2.2.8. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………. 57
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………….. 58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………… 60
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU………………. 60
3.1.1. Đặc điểm giới tính ……………………………………………………………. 60
3.1.2. Đặc điểm độ tuổi………………………………………………………………. 61
3.2. KẾT QUẢ CHỨC NĂNG THỊ GIÁC ……………………………………….. 62
3.2.1. Thực trạng cận thị trong nhóm sinh viên nghiên cứu ……………… 62
3.2.2. Kết quả đo thị lực lập thể…………………………………………………… 67
3.2.3. Kết quả đo sắc giác …………………………………………………………… 70
3.2.4. Kết quả đo thị lực tương phản…………………………………………….. 73
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC ……. 75
3.3.1. Một số yếu tố nguy cơ cận thị ở sinh viên Công an………………… 75
3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực lập thể …………………………. 78
3.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mù màu …………………………………. 80
3.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản …………………… 83
3.4. HIỆU QUẢ VIỆC THAY ĐỔI HÀNH VI ĐỐI VỚI SỰ TIẾN TRIỂN
CỦA CẬN THỊ ………………………………………………………………………… 85
3.4.1. Sự thay đổi kiến thức của sinh viên về nguy cơ cận thị…………… 85
3.4.2. Sự thay đổi hành vi trong học tập của sinh viên về nguy cơ cận thị… 863.4.3. Sự thay đổi hành vi trong sinh hoạt của sinh viên về nguy cơ cận thị…… 87
3.4.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với sự tiến triển cận thị ở sinh viên.. 88
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 91
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU………. 91
4.2. KẾT QUẢ CHỨC NĂNG THỊ GIÁC ……………………………………….. 94
4.2.1. Thực trạng cận thị trong nhóm sinh viên nghiên cứu ……………… 94
4.2.2. Kết quả đo thị lực lập thể…………………………………………………… 98
4.2.3. Kết quả đo sắc giác …………………………………………………………. 100
4.2.4. Kết quả đo thị lực tương phản…………………………………………… 104
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC…. 105
4.3.1. Một số yếu tố nguy cơ cận thị ở sinh viên Công an………………. 105
4.3.2. Mối liên quan giữa cận thị và thời sử dụng mắt nhìn gần………. 106
4.3.3. Mối liên quan giữa cận thị và thời gian hoạt động ngoài trời …. 106
4.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực lập thể ……………………….. 107
4.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mù màu ……………………………….. 109
4.3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản …………………. 112
4.4. HIỆU QUẢ VIỆC THAY ĐỔI HÀNH VI ĐỐI VỚI SỰ TIẾN TRIỂN
CỦA CẬN THỊ ………………………………………………………………………. 115
4.4.1. Đánh giá công tác can thiệp cộng đồng………………………………. 115
4.4.2. Đánh giá hiệu quả việc thay đổi hành vi …………………………….. 117
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….. 125
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 127
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN………………………………………………… 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh thị lực lập thể chất lượng cao và thị lực lập thể thô sơ .. 9
Bảng 1.2. Quy tắc Koller ………………………………………………………………. 17
Bảng 1.3. So sánh rối loạn sắc bẩm sinh và rối loạn sắc giác mắc phải…. 19
Bảng 2.1. Chuyển đổi thị lực xa …………………………………………………….. 45
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo trường học…………………………………… 61
Bảng 3.2. Mức độ thị lực của nhóm sinh viên nghiên cứu ………………….. 62
Bảng 3.3. Tình hình tật khúc xạ sau khi liệt điều tiết …………………………. 62
Bảng 3.4. Mức độ thị lực từng mắt trong nhóm cận thị………………………. 63
Bảng 3.5. Thực trạng tật khúc xạ ……………………………………………………. 64
Bảng 3.6. Thực trạng cận thị sau mổ Lasik………………………………………. 64
Bảng 3.7. Tỷ lệ cận thị phân bố theo tuổi…………………………………………. 65
Bảng 3.8. Tỷ lệ cận thị phân bố theo trường học……………………………….. 65
Bảng 3.9. Phân bố sinh viên cận thị theo thời điểm phát hiện ……………… 67
Bảng 3.10. Thị lực lập thể theo giới tính……………………………………………. 67
Bảng 3.11. Thị lực lập thể theo độ tuổi……………………………………………… 68
Bảng 3.12. Thị lực lập thể theo trường học………………………………………… 69
Bảng 3.13. Thị lực lập thể theo tật khúc xạ………………………………………… 69
Bảng 3.14. Sắc giác của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 70
Bảng 3.15. Sắc giác của đối tượng nghiên cứu theo giới tính………………… 70
Bảng 3.16. Sắc giác của đối tượng theo tuổi………………………………………. 71
Bảng 3.17. Sắc giác của đối tượng theo trường học …………………………….. 71
Bảng 3.18. Thị lực tương phản của đối tượng nghiên cứu ……………………. 73
Bảng 3.19. Thị lực tương phản theo giới tính …………………………………….. 73
Bảng 3.20. Thị lực tương phản theo tuổi……………………………………………. 74
Bảng 3.21. Thị lực tương phản theo trường học………………………………….. 75
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa cận thị và giới tính ……………………………… 75
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa cận thị và nhóm tuổi……………………………. 76
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa cận thị và trường học ………………………….. 76Bảng 3.25. Mối liên quan giữa cận thị và tiền sử gia đình ……………………. 77
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa cận thị và thời gian hoạt động nhìn gần….. 77
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa cận thị và thời gian hoạt động ngoài trời … 78
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thị lực lập thể và giới tính ……………………. 78
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thị lực lập thể và tật khúc xạ ………………… 79
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thị lực lập thể và mức độ cận thị …………… 79
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa mù màu và tiền sử gia đình ………………….. 80
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa mù màu và giới tính ……………………………. 80
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa mù màu và tuổi ………………………………….. 81
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa mù màu và tật khúc xạ ………………………… 81
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa mức độ mù màu và giới tính ………………… 82
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa mức độ mù màu và tiền sử gia đình……….. 82
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa mức độ mù màu và tật khúc xạ……………… 83
Bảng 3.38. Mối liên quan giữa thị lực tương phản và giới tính ……………… 83
Bảng 3.39. Mối liên quan giữa thị lực tương phản và tuổi ……………………. 84
Bảng 3.40. Mối liên quan giữa thị lực tương phản và tật khúc xạ ………….. 84
Bảng 3.41. Mối liên quan giữa thị lực tương phản và mức độ cận thị …….. 85
Bảng 3.42. Kiến thức của sinh viên về cận thị trước và sau can thiệp …….. 85
Bảng 3.43. Thay đổi hành vi trong học tập trước và sau can thiệp …………. 86
Bảng 3.44. Thay đổi hành vi trong sinh hoạt trước và sau can thiệp ………. 87
Bảng 3.45. Mức độ thị lực của nhóm sinh viên sau can thiệp ……………….. 88
Bảng 3.46. Mức độ cận thị trung bình trước và sau can thiệp ……………….. 89
Bảng 3.47. Đặc điểm thị lực trước và sau can thiệp …………………………….. 89
Bảng 3.48. Đặc điểm chiều dài trục nhãn cầu trước và sau can thiệp ……… 89
Bảng 3.49. Khúc xạ giác mạc trước và sau can thiệp …………………………… 90
Bảng 4.1. Thực trạng cận thị ở học sinh sinh viên trên Thế giới ………….. 95
Bảng 4.2. Thực trạng cận thị ở học sinh sinh viên tại Việt Nam ………….. 96
Bảng 4.3. Tỷ lệ mù màu tại Ấn độ ………………………………………………… 101
Bảng 4.4. Mối liên quan giữa mù màu và giới tính ………………………….. 111DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo giới………………………………………….. 60
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo tuổi………………………………………….. 61
Biểu đồ 3.3. Thị lực của sinh viên các trường nghiên cứu……………………. 63
Biểu đồ 3.4. Mức độ cận thị……………………………………………………………. 66
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ cận thị theo giới và trường học ……………………………… 66
Biểu đồ 3.6. Tần suất xuất hiện thị lực lập thể …………………………………… 68
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các mức độ mù màu…………………………………………….. 72
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm của nhóm mù màu…………………………………………. 72
Biểu đồ 3.9. Tần suất xuất hiện các thị lực tương phản……………………….. 7

Leave a Comment