Đánh giá công tác chăm sóc khuyết phần mềm chi dưới bằng kỹ thuật hút áp lực âm (VAC) tại khoa Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Đánh giá công tác chăm sóc khuyết phần mềm chi dưới bằng kỹ thuật hút áp lực âm (VAC) tại khoa Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Đánh giá công tác chăm sóc khuyết phần mềm chi dưới bằng kỹ thuật hút áp lực âm (VAC) tại khoa Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.Chi dưới là phần cơ thể có sự phân bố không đồng đều của tổ chức mô mềm từ gốc chi đến ngọn chi. Vùng đùi và mặt sau cẳng chân có lớp mỡ và tổ chức cơ dày che phủ xương, trong khi đó vùng mặt trước trong cẳng chân, cổ chân và mu bàn chân lại chỉ có lớp da mỡ mỏng che phủ gân và xương. Khi bị tổn khuyết sau cắt bỏ khối u, loét do tì đè, bỏng hay chấn thương ở các vùng khác nhau thì khả năng lộ các thành phần quan trọng như gân, xương, mạch máu, thần kinh cũng khác nhau [3]. Bên cạnh đó, tính chất da ở các vùng ở chi dưới cũng có sự không đồng nhất. Đặc biệt có da vùng gan bàn chân có lớp da mỡ đệm rất dày dính chặt vào tổ chức dưới da, nên khi bị tổn khuyết thì cần được tạo hình bằng chất liệu độn dày để bệnh nhân có thể đi lại được trong khi rất khó có thể huy động được tổ chức phần mêm xung quanh để che phủ [1].


Khả năng cấp máu cho các vùng của chi dưới cũng kém hơn so với các phần khác trên cơ thể, đặc biệt như ở mặt hay bàn tay, do đó việc chăm sóc và tạo hình cho vùng chi dưới cần phải đặc biệt chú ý [1]. Khi bị tổn khuyết phần mềm vùng chi dưới, nếu không được chăm sóc và che phủ kịp thời sẽ có nguy cơ cao nhiễm trùng lan tỏa rất khó điều trị và có thể phải cắt cụt chi thể, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân [4].
Có nhiều phương pháp để chăm sóc vết thương trước và sau khi tạo hình tổn khuyết. Từ trước đến nay, các cơ sở y tế thường chỉ chăm sóc bằng phương pháp thay băng định kì và băng bằng gạc vô trùng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng mà không có tác dụng nào khác. Từ năm 1993 đã bắt đầu có nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng liệu pháp hút áp lực âm (VAC) để điều trị các tổn khuyết phần mềm lớn với những ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp thay băng thông thường [1]. Liệu pháp hút áp lực âm là sử dụng hệ thống hút chuyên dụng tạo ra lực hút ám lực âm lên toàn bộ vết thương nhằm loại bỏ dịch ứ đọng, những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ và vi khuẩn trong vết thương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh. Ngoài ra nó còn làm tăng tuần hoàn cấp máu cho vùng tổn thương, và tăng hình thành tổ chức hạt. Đây là phương pháp điều trị rất có hiệu quả, tạo điều kiện khép kín tổn thương, giúp giảm thời gian điều trị, giảm các phiền nhiễu trong quá trình chăm sóc vết thương, và giảm chi phí điều trị [2].
Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về việc sử dụng liệu pháp hút áp lực âm để điều trị các tổn khuyết, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ và hệ thống dành riêng cho các tổn khuyết ở chi dưới để xác định những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này trên vùng cơ thể có đặc điểm riêng này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài: : “Đánh giá công tác chăm sóc khuyết phần mềm chi dưới bằng kỹ thuật hút áp lực âm (VAC) tại khoa Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc khuyết phần mềm chi dưới bằng kỹ thuật hút áp lực âm (VAC).
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác chăm sóc khuyết phần mềm chi dưới bằng kỹ thuật hút áp lực âm (VAC)

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………….. v
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……………………………………. 3
1.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………………………………………………….. 3
1.2. Cơ sở thực tiễn của phương pháp hút áp lực âm (VAC) …………………. 5
1.3. Các phương pháp điều trị khuyết da và phần mềm chi dưới………….. 12
CHƢƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ………………………….. 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 14
2.3. Quản lý và phân tích số liệu………………………………………………………… 19
2.4. Sai số và cách hạn chế ……………………………………………………………….. 19
KẾT QUẢ KHẢO SÁT …………………………………………………………………….. 19
3.1. Đặc điểm lâm sàng tổn khuyết chi dưới ……………………………………….. 19
3.2. Hiệu quả của phương pháp VAC…………………………………………………. 26
Chƣơng 3: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 34
3.1. Đặc điểm lâm sàng tổn khuyết phần mềm chi dưới ……………………….. 34
3.2. Hiệu quả của phương pháp VAC…………………………………………………. 38
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nguyên nhân tổn khuyết ………………………………………………………….20
Bảng 3.2: Vị trí tổn khuyết ……………………………………………………………………..21
Bảng 3.3: Mức độ tổn khuyết ………………………………………………………………….23
Bảng 3.4: Loài vi khuẩn nuôi cấy được…………………………………………………….24
Bảng 3.5: Diện tích trung bình ………………………………………………………………..25
Bảng 3.6: Diện tích tổn thương và vùng lộ gân xương ……………………………….25
Bảng 3.7: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng sau hút VAC lần 1 …………………..26
Bảng 3.8: Diễn biến tình trạng lộ gân xương sau hút VAC lần 1 …………………27
Bảng 3.9: Diện tích tổn thương trước và sau hút VAC lần 1 ……………………….27
Bảng 3.10: Tỉ lệ diện tích tổ chức hạt sau hút VAC lần 1……………………………..28
Bảng 3.11: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng sau hút VAC lần 2 …………………..29
Bảng 3.12: Diễn biến tình trạng lộ gân xương sau hút VAC lần 2 …………………29
Bảng 3.13: Diện tích tổn thương trước và sau hút VAC lần 2 ……………………….30
Bảng 3.14: Tính chất tổ chức hạt sau VAC lần 2 …………………………………………30
Bảng 3.15: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng sau hút VAC lần 3 …………………..31
Bảng 3.16: Đặc điểm tổn thương sau hút VAC lần 3……………………………………31
Bảng 3.17: Diễn biến tình trạng nhiễm trùng ………………………………………………32
Bảng 3.18: Đặc điểm lộ gân xương ……………………………………………………………32
Bảng 3.19: Đặc điểm tổn thương……………………………………………………………….33
Bảng 3.20: Các phương pháp tạo hình …………….Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.21: Thời gian liền thương……………………Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.22: Tình trạng sống của mảnh da ghép khi tháo gối gạc…………….. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.23: Tình trạng sống của vạt tổ chức sau mổ………. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.24: Kết quả tạo hình vạt ……………………..Error! Bookmark not defined.v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới ………………………………………………………………..20
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo nhóm tuổi ……………………………………………………….20
Biểu đồ 3.3: Tình trạng vết thương ………………………………………………………….24
Biểu đồ 3.4: Kết quả ghép da khi ra viện ……….Error! Bookmark not defined

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Quyền (1999), “Atlas Giải phẫu chi dưới “, Bản dịch Atlas người, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Quang Quyền (1997), “Giải phẫu chi dưới”, Giải phẫu người tập 1, Nhà xuất bản Y học.
3. Nguyễn Huy Phan, Nguyễn Bắc Hùng, Nguyễn Ngọc Liêm và các cộng sự.
(1993), “Các vạt ghép tự do bằng kỹ thuật vi phẫu trong điều trị các tổn khuyết
chi dưới do chấn thương”, Phẫu thuật tạo hình, Tổng hội y dược học Việt
Nam, 31-35.
4. Vũ Mạnh Cường (2009), Đánh giá kết quả sử dụng vạt hiển cuống ngoại vi trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng 1/3 dưới cẳng chân, cổ chân và gót chân tại bệnh viện TW quân đội 108, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, 40-43.
5. Nguyễn Hồng Đạo (2011), “Đánh giá kết quả điều trị các viêm khuyết xương, khuyết hổng phần mềm vùng cẳng bàn chân bằng vạt cuống liền tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng”, Luận Văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2, Trường đại học Y Hải Phòng.
6. Nguyễn Hợp Nhân (2011), “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình các khuyết phần mềm cổ bàn chân tại bệnh viện Xanh Pôn từ 01/2006 – 01/2011”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội Trú, Trường đại học Y Hà Nội.
7. Phạm Tiến Mạnh (2015), “Đánh giá kết quả điều trị các khuyết phầm mềm chi
dưới sau tai nạn giao thông bằng kỹ thuật ghép da”, Luận văn tốt nghiệp Cao
học, Đại học Y Hà Nội.
8. Trần Thiết Sơn (2013), Ghép da trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Trường đại học Y Hà Nội.
9. Phạm Đăng Nhật, Hồ Mẫn Trường Phú, Lê Thừa Trung Hậu và các cộng sự. (2016), “Kết quả bước đầu về ứng dụng liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị vết thương do chấn thương tại bệnh viện trung ương Huế”, Tạp chí y học Việt Nam chuyên đề chấn thương chỉnh hình.10. Bộ môn phẫu thuật tạo hình (2005), “Kỹ thuật ghép da”, Bài giảng Phẫu thuật tạo hình, Trường đại học Y Hà Nội, 72-79

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment