Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh soi và kết quả phẫu thuật ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh soi và kết quả phẫu thuật ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh soi và kết quả phẫu thuật ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư thường gặp ở nữ giới, đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư chung và đứng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tại các quốc gia nghèo gây nên gánh nặng bệnh tật rất lớn đối với phụ nữ tại các quốc gia này .

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung được ghi nhận là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở nữ giới. Theo ghi nhận tình hình mắc ung thư tại 6 tỉnh, thành phố giai đoạn 2001-2004 cho thấy, ung thư cổ tử cung là một trong 5 loại ung thư phổ biến ở nữ giới [3]. Năm 2010, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung là 13,6/100.000 dân đứng thứ 3 trong số các ung thư ở nữ giới [4].
Ung thư CTC là bệnh có thời gian tiến triển tự nhiên chậm, qua nhiều giai đoạn, kéo dài 10-15 năm, do đó bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm nhờ các phương pháp như Pap smear, khám phụ khoa với test acid acetic và lugol, soi cổ tử cung kết hợp với test acid acetic và lugol, test HPV.
Tiên lượng bệnh ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, kích thước u, tình trạng di căn hạch, di căn xa, đặc điểm mô bệnh học và tuổi bệnh nhân. Theo AJCC 2010 thời gian sống thêm toàn bộ giảm dần theo giai đoạn, ở giai đoạn sớm (giai đoạn 0 và IA) thời gian sống toàn bộ 5 năm là 93%; giai đoạn IB 80%, IIA 63%… giai đoạn muộn có di căn xa tỉ lệ này chỉ còn 15 %-16%. Xác định giai đoạn bệnhcó ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều trị, giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đạt kết quả tốt nhất và đưa ra tiên lượng. Chẩn đoán giai đoạn ung thư CTC thông thường dựa vào khám lâm sàng, nội soi cổ tử cung và chụp cộng hưởng từ tiểu khung. Nội soi cổ tử cung giúp xác định vị trí tổn thương, kích thước u, hình thái, mức độ xâm lấn tại chỗ và định hướng sinh thiết. Chụp cộng hưởng từ tiểu khung đánh giá được các yếu tố: Kích thước khối u, mức độ xâm lấn của u vào lớp cơ, vào đáy dây chằng rộng, thành bên tiểu khung, các tạng lân cận (bàng quang, trực tràng), vào ống âm đạo, tình trạng hạch tiểu khung [5].
Các phương pháp điều trị UTCTC bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa chất; trong ba phương pháp thì phẫu thuật và xạ trị chiếm ưu thế. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và cá thể bệnh nhân. Ở giai đoạn sớm IA, IB1 có thể áp dụng phẫu thuật triệt căn; xạ trị triệt căn, hoặc xạ trị kết hợp với phẫu thuật, các phương pháp này có thời gian sống thêm tương đương nhau. Nhưng phẫu thuật triệt căn tỏ ra ưu việt hơn xạ trị triệt căn như bảo tồn được buồng trứng, tránh được các tổn thương do xạ trị, theo dõi tái phát sau điều trị dễ hơn, đánh giá tổn thương chính xác hơn [6].
Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cũng đã tiến hành điều trị triệt căn ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm (IA, IB1) bằng phẫu thuật. Nhưng còn rất ít đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và kết quả phẫu thuật cho giai đoạn bệnh này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh soi và kết quả phẫu thuật ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm”với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương ung thư cổ tử cung giai đoạn IA, IB1 qua soi CTC tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ 1/2011 đến 6/2016.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IA,IB1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh soi và kết quả phẫu thuật ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

1. Jacques Ferlay et al(2014), Cancer incidence and mortality worldwide: Sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012. Volume 136, Issue 5.1 E359–E386.
2. John W. Sellors (2003). Colposcopy and Treatment of Cervicaol Intraepithelial Neoplasia, 1-21.
3. Trịnh Quang Diện, Nguyễn Vượng (2007), Phát hiện condylom, tân sản nội biểu mô và ung thư sớm cổ tử cung, Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt (Chuyên đề: Virus sinh u nhú ở người (HPV) mối liên quan với viêm u đường sinh dục đặc biệt ung thư cổ tử cung), 43 – 150.
4. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Thị Hoài Nga (2007), Dịch tễ học bệnh ung thư, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, 9-20.
5. Lê Tuấn Linh, Nguyễn Duy Huề (2009). Vai trò của cộng hưởng từ 1.5 Tesla trong bệnh lý ung thư cổ tử cung. Tổng hội y học Việt Nam, Tạp chí y học Việt Nam t9 số 2/2009, 64- 70.
6. Nguyễn Văn Tuyên (2013). Kết quả điều trị ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phẫu thuật triệt căn. Tạp chí y học Việt Nam tháng 6 – số 2/2013. 6 – 10.
7. Nguyễn Văn Hiếu và Cs (2015). Ung thư học, NXB Y học, 256-278.
8. Trịnh Quang Diện (1995). Phát hiện các dị sản, loạn sản và ung thư cổ tử cung bằng phương pháp tế bào học, Luận án PTS khoa học Y dược, trường Đại học Y Hà Nội .
9. Đặng Thị Phương Loan (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung của những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện K Hà Nội năm 1996-1998, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II,trường Đại học Y Hà Nội.
10. Lê Thị Xuân Mai (2004). Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị với giai đoạn lâm sàng và mô bệnh học ung thư cổ tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 5 năm (6/1999- 6/2004), Luận văn bác sỹ chuyên khoa II,trường Đại học Y Hà Nội.
11. Cung Thị Thu Thủy (2011). Soi cổ tử cung và một số thương tổn cổ tử cung, NXB Y học, 9- 41.
12. Vương Tiến Hòa (2012). Một số vấn đề bệnh lý cổ tử cung, NXB Y học 14- 94
13. Châu Khắc Tú, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2011). Ung thư cổ tử cung từ dự phòng đến can thiệp, NXB Đại học Huế, 9- 233.
14. WHO manual for the standardization of colposcopy for the evaluation of vaginal. (2004).
15. Lê Hữu Doanh (2012). Cơ chế gây ung thư cổ tử cung của virus HPV. Tạp chí da liễu học Việt Nam số 07/ 2012, 55-60.
16. WHO guidelines for screening and treatment of precancerous lesions for cervical cancer prevention (2013).
17. International Agency for Research on Cancer (2010), Cervical Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2008, http://globocan.iarc.fr/factsheet.asp, 15/11/2012
18. Ung thư cổ tử cung: Gánh nặng bệnh tật và hoạt động dự phòng tại Việt Namhttp://hpvinfo.vn/tieng-viet/benh-do-hpv/ung-thu-co-tu-cung-ganh-nang-benh-tat-va-hoat-dong-du-phong-tai-viet-nam- 68i9141.htm 27/10/2016
19. F Marin,* M Plesca,* CI Bordea et al (2014). Types of radical hysterectomieshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16698223 6 am 19/10/2016
20. Phạm Thị Hồng Hà (2000). Giá trị của phiến đồ âm đạo- cổ tử cung, soi CTC và mô bệnh học trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, luận văn thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
21. Đào Tiến Lục, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Văn Bình (2010). Điều trị phẫu Thuật bệnh ung thư, NXB Y học, 362-374.
22. Anna Fagotti, Luigi Pedone Anchora, Carmine Conte et al (First published: 27 May 2016Full publictaion history). Beyond sentinel node algorithm. Toward a more tailored surgery for cervical cancer patients, 22.8.2016
23. Ludwig AdZer, M.D, NewYork, (14 Dec 2010.). Treatment of cervixcal cancer. http://dx.doi.org/10.3109/00016924709137990, Date: 21 August 2016, At: 21:05
24. NCCN guideline version 1.2016 cervixcal cancer
25. Ngô Thị Tính (2011). Nghiên cứu mức xâm lấn xủa ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIB qua lâm sàng, cộng hưởng từ và kết quả điều trị tại viện K từ 2007-2009, luận án tiến sỹ khoa học, trường Đại học Y Hà Nội.
26. Lanciano R (2000) optimizing radiation parametre for cervixcal cancer, 36-43
27. Jesus Paula Carvalho; Jorge Saad Souen; Silvia da Silva Carramão et al(1994). Wertheim-Meigs radical hysterectomy. Sao Paulo Medical Journal.
28. Metindir J1, Bilir G (2007). Prognostic factors affecting disease-free survival in early-stage cervical cancer patients undergoing radical hysterectomy and pelvic-paraaortic lymphadenectomy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22:30 16/10/2016
29. Hán Thị Bích Hợp (2011). Đánh giá tổn thương hạch chậu sau xạ trị tiền phẫu ung thư cổ tử cung giai đoạn IB – IIA tại bệnh viện K, luận văn thạc sỹ y học trường đại học y Hà Nội
30. Nguyễn Trường Kiên (2003). Đánh giá kết quả điều trị phối hợp phẫu thuật và tia xạ trong ung thư cổ tử cung giai đoạn IB, IIA, IIB tại viện K từ năm 1992-1998, luận văn thạc sỹ y học, trường đại học y Hà Nội.
31. Vũ Hoài Nam (2010). Đánh giá kết quả xạ trị tiễn phẫu ung thư cổ tử cung giai đoạn IB- IIA bằng Iridium192 tại bệnh viện K, luận văn thạc sỹ y học, trường đại học y Hà Nội
32. Giải phẫu người (2006). Bộ môn giải phẫu. Trường Đại học Y Hà Nội.NXB y học. 304-313
33. Soi cổ tử cung phát hiện sớm ung thư (2003). Bộ môn sản. Trường Đại học Y Hà Nội. NXB y học. 9- 21
34. Đặng Thị Việt Bắc (2006). Nhận xét đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và một số yếu tố nguy cơ tái phát, di căn sau điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn Ib, IIa, IIb tại bệnh viện K Hà Nội, luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
35. Chittithaworn et al (2007). Association between prognostic factors and disease-free survival of cervical cancer stage IB1 patients undergoing radical hysterectomy.
36. Nakanishi T, Ishikawa H, Suziki et al (2000). A comparision of prognoses of pathology stage Ib adenocarcinoma and squamous cell carcinoma of the uterine cervix.
37. Lee I.J Parl K.R et al (2002). Prognostic value of vascular endothial growth factor in stage IB carcinoma of the uterine cervix.
38. Fabio Landoni et al (1997). Randomised study of radical surgery versus radiotherapy for stage Ib-IIa cervical cancer
39. Fei-Chi Chuang, Hann-Chorng Kuo(2007.) Urological Complications of Radical Hysterectomy. Hualien, Taiwan
40. F Marin,* M Plesca,* CI Bordea et al (2014). Types of radical hysterectomies.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4197497 27/10/2016
41. Friedlander Michael et al (2002). Guidelines for the Treatment of Recurrent and Metastatic Cervical Cancer
42. Albert Singer (2000). Colposcopy and cervical cancer screening- Cervical cancer problems in South East Asia, SIDA resort, Nakorn Nayok, Thailand, 41-43.
43. AYHAN, A.*; AL, R. A.*; BAYKAL, et al.Prognostic factors in FIGO stage IB cervical cancer without lymph node metastasis and the role of adjuvant radiotherapy after radical hysterectomy. International Journal of Gynecological Cancer:March/April 2004 – Volume 14 – Issue 2 – p 286–292, 1/11/2016
44. Begum SA1, Rashid MH, Nessa A, Aziz MA, Zakaria SM, Roy JS (2012).Comparative study between Pap smear and visual inspection using acetic acid as a method of cervical cancer screening.Mymensingh Med J. 21(1): 145-50.
45. Đoàn Trọng Trung (2010). Tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố xã hội, môi trường và sức khỏe với ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 12 tỉnh Việt Nam.Y học thực hành 741- số 11/2010, 86-88.
46. Giải phẫu bệnh học. Bộ môn giải phẫu bệnh (2002). Trường Đại học Y Hà Nội. NXB y học. 430- 443.
47. Globocan 2012
48. JL Benedet NF Hacker et al (2003). Staging classifications and clinical practice guidelines of gynaecologic cancers, 40-56.
49. Kenneth D. Hatch, Neviile F.Hacker (1996). Intraepithelial disease off Cevix, Vagianl and Vulva- Novak’s Gyn, chaps16, 477- 486.
50. Kimberly K Vesco, MPH, Evelyn P Whitlock, MPH, Michelle Eder, Jennifer Lin, MCR, Brittany U Burda, MPH, Caitlyn A Senger, MPH, Rebecca S Holmes, MS, Rongwei Fu, and Sarah Zuber, MSW (2011). Screening for Cervical Cancer. Agency for Healthcare Research and Quality (US).
51. Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Bùi Đức Tùng và cs (2012). Báo cáo ghi nhận ung thư quần thể thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. Tạp chí ung thư học Việt Nam số 2-2012, 26-31
52. Mô học (2005). Bộ môn mô phôi. Trường Đại học Y Hà Nội NXB y học. 233- 237.
53. Naz U1, Hanif S1. (2014). Agreement between visual inspection with acetic acid and Papanicolaou’s smear as screening methods for cervical cancer.J Coll Physicians Surg Pak.24(4): 228-31. doi: 4.2014/JCPSP.228231.
54. Nguyễn Đức Duy (2015). Đánh giá kết quả phẫu thuật biến chứng hậu môn trực tràng do xạ trị ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2007-2015, Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học y Hà Nội.
55. Nguyễn Lam Hòa, Cao Thúy Loan, Nguyễn Thị Thu Phương (2012). Kết quả ghi nhận ung thư quần thể 10 năm tại Hải Phòng 2001-2010. Tạp chí ung thư học Việt Nam số 2- 2012, 31-37.
56. Nguyễn Thanh Bình (2015). Xác định tính giá trị và khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung. Luận án tiến sỹ y tế công cộng, trường đại học y Hà Nội.
57. Trần Thành Long, Nguyễn Văn Đăng và cs (2015). Đánh giá thời gian sống thêm của ung thư cổ tử cung giai đoạn FIGO IB1 điều trị bằng phẫu thuật triệt căn. Bộ Y tế. Tạp chí y học thực hành số 5, 17- 20.
58. Trần Thị Kim Phượng, Vi Trần Doanh, Vũ Hô và cs (2012).Ghi nhận ung thư quần thể ở Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010. Tạp chí ung thư học Việt Nam số 2- 2012, 17-26.
59. University of Michigan Medical School, Ann Arbor, Michigan, USA. Management of cervical cytologic abnormalities. 15/10/2004
60. Vũ Bá Quyết (1993). Kết quả phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng tế bào học – soi cổ tử cung – giải phẫu bệnh lý, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường đại học y Hà Nội.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1. Giải phẫu – mô học cổ tử cung 3
1.1.Giải phẫu cổ tử cung 3
1.2. Cấu trúc mô học cổ tử cung 7
1.2.1. Biểu mô vảy 7
1.2.2. Biểu mô trụ cổ tử cung 8
1.3. Soi cổ tử cung và các vấn đề liên quan 9
1.3.1. Lịch sử soi cổ tử cung 9
1.3.2. Giá trị của phương pháp soi cổ tử cung. 10
1.3.3. Một số đặc điểm hình ảnh soi cổ tử cung trong tổn thương cổ tử cung 10
1.4. Ung thư cổ tử cung 13
1.4.1. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung 14
1.4.2.Sinh bệnh học 15
1.4.3. Mô bệnh học 16
1.4.4. Lâm sàng 17
1.4.5. Cận lâm sàng 18
1.4.6.Điều trị 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 26
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 26
2.2.4. Các bước tiến hành 29
2.3. Phân tích và xử lý số liệu 33
2.4. Đạo đức nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 36
3.1.1.Tuổi mắc bệnh 36
3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp 37
3.1.3. Đặc điểm địa dư 37
3.1.4. Tình trạng kinh nguyệt khi mắc bệnh 38
3.1.5. Thời gian từ khi có triệu chứng tới khi được khám chữa bệnh 38
3.1.6. Lí do vào viện và triệu chứng cơ năng 39
3.1.7.Hình ảnh nội soi 40
3.1.8. Phân loại giai đoạn sau phẫu thuật theo FIGO 2008 41
3.1.9. Phân loại tế bào 42
3.1.10. Phân loại mô bệnh học 42
3.1.11. Mối liên quan giữa tuổi và triệu chứng lâm sàng 43
3.1.12.Mối liên quan giữa tuổi và phân loại mô bệnh học. 44
3.1.13. Mối liên quan giữa hình thái u với typ mô bệnh học 44
3.1.14. Mối liên quan tình trạng kinh nguyệt với hình thái u 45
3.1.15. Mối liên quan giữa tình trạng kinh nguyệt và typ mô bệnh học 45
3.2. Kết quả điều trị 46
3.2.1. Các biến chứng 46
3.2.2. Tỉ lệ tái phát 47
3.2.3. Mối liên quan giữa typ mô bệnh học với tái phát và di căn. 47
3.2.4. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh với tái phát và di căn 48
3.2.5.Mối liên quan giữa kích thước u và tái phát di căn 48
3.2.6. Thời gian sống thêm không bệnh 5 năm 49
3.2.7. Thời gian sống thêm 5năm không bệnh theo giai đoạn 50
3.2.8.Thời gian sống thêm không bệnh 5 năm theo mô bệnh học 51
3.2.9. Thời gian sống thêm không bệnh 5 năm theo tuổi 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh soi CTC 53
4.1.1. Tuổi, nghề nghiệp và địa dư 53
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng 54
4.1.3. Hình ảnh nội soi ung thư cổ tử cung giai đoạn IA và IB1 58
4.2. Kết quả điều trị 63
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nhóm tuổi 36
Bảng 3.2. Nghề nghiệp 37
Bảng 3.3. Phân bố theo địa dư 37
Bảng 3.4. Tình trạng kinh nguyệt 38
Bảng 3.5. Thời gian khám chữa bệnh 38
Bảng 3.6. Lí do vào viện 39
Bảng 3.7. Liên hệ giữa giai đoạn bệnh, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán bệnh 40
Bảng 3.8. Hình thái u 40
Bảng 3.9. Kích thước u 41
Bảng 3.10. Vị trí u 41
Bảng 3.11. Giai đoạn bệnh 41
Bảng 3.12. Kết quả tế bào học 42
Bảng 3.13. Kết quả mô bệnh học 42
Bảng 3.14. Đối chiếu kết quả nội soi – tế bào và mô bệnh học ở 6 bệnh nhân ung thư vi xâm nhập 43
Bảng 3.15. Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và tuổi bệnh nhân 43
Bảng 3.16. Liên quan giữa tuổi và mô bệnh học 44
Bảng 3.17. Liên quan giữa hình thái u và mô bệnh học 44
Bảng 3.18. Liên quan giữa hình thái u và kinh nguyệt. 45
Bảng 3.19. Liên quan giữa kinh nguyệt và mô bệnh học 45
Bảng 3.20. Biến chứng phẫu thuật 46
Bảng 3.21. Tái phát di căn 47
Bảng 3.22. Liên quan mô bệnh học với tái phát di căn 47
Bảng 3.23. Liên quan giữa giai đoạn bệnh với tái phát di căn 48
Bảng 3.24. Liên quan kích thước u và tái phát di căn. 48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nhóm tuổi 36
Biểu đồ 3.2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp 39
Biểu đồ 3.3. Thời gian sống thêm không bệnh 3 năm 49
Biểu đồ 3.4. Thời gian sống thêm 3 năm không bệnh theo giai đoạn 50
Biểu đồ 3.5. Thời gian sống thêm không bệnh 3 năm theo mô bệnh học 51
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm không bệnh 3 năm theo tuổi 52

Leave a Comment