ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN MỘT SỐ XỨT NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN COVID-19 CÓ TỔN THƯƠNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 2- ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN MỘT SỐ XỨT NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN COVID-19 CÓ TỔN THƯƠNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 2- ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN MỘT SỐ XỨT NGHIỆM CỦA BỆNH NHÂN COVID-19 CÓ TỔN THƯƠNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 2- ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Nguyễn Thành Luân1, Nguyễn Đình Dũng1, Lương Thị Thu Hà1, Nguyễn Văn Dũng2, Vương Xuân Toàn2
1 Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
2 Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân Covid 19 có tổn thương phổi tại Bệnh viện dã chiến – Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện taị bệnh viện Dã chiến số 2 – Đạị học Kỹ thuật y tế Hải Dương nhằm đánh giá đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi từ tháng 1/2021 – 8/2021. Mô tả cắt ngang trên 113 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu là những bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi trên XQ hoặc CLVT. Kết quả: 15 BN (13,3%) còn tổn thương phổi khi ra viện, 21/68 BN (30,8%) còn tăng fibrinogen, 9/46BN (19,5%) còn tăng D dimer, 12/59 (20,3%) còn tăng CRP, 24/45 (53,3%) còn hạ natri máu. Tăng fibrinogen, D dimer gặp nhiều nhất ở ngày đầu vào viện, tình trạng tăng fibrinogen và D dimer gặp chủ yếu 10 ngày đầu vào viện. Kết luận: Các rối loạn trên xét nghiệm cận lâm sàng: công thức máu, hóa sinh máu, điện giải máu là thường gặp ở bệnh nhân Covid-19 đặc biệt ở những bệnh nhân nặng, có tổn thương phổi. Xét nghiệm cận lâm sàng  là một yếu tố giúp bác sĩ  tiên lượng và điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19), do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, đã trở thành một đại dịch trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ngày 23 tháng 1 năm 2020 ghi nhận ca nhiễm đầu tiên. Đến nay, tất cả các tỉnh, thành  phốtrong  cảnước  có  ca mắc Covid 19. Trong đợt bùng phát dịch thứ 3 đã xác định được do virus biến thể Alpha chủng B.1.1.7 gây ra, có khả năng lây lan nhanh hơn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây, tỉ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ. Virus  corona  chủng  mới này  có  ái  tính  với đường hô hấp dưới và biến chứng chính là viêm phổi. Các quan sát lâm sàng hiện tại cho thấy nhiễm  SARS-CoV2  có  thể  từ  không  có  triệu chứng lâm sàng rõ ràngđến diễn biến nặng như hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), nguy cơ tử vong cho bệnh nhân, đặt ra thách thức lớn cho các bác sĩ trong điều trị và tiên lượng bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng góp phần giúp tiên lượng bệnh, từ đó giúp bác sĩ lâm sàng chủ động trong điều trị và phân loại bệnh nhân làm giảm gánh nặng trong điều trị Covid-19.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment