Đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp
Đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp.Việc đánh giá và bảo tồn chức năng lọc của cầu thận là một mục tiêu quan trọng trong thận học. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng hiện nay khi điều trị bệnh thậnkhông chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, không còn tiểu đạm, tiểu máu, tănghuyết áp mà còn dựa vào chức năng lọc của cầu thận. Độ lọc cầu thận là một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng lọc ở người bệnh thận cũng như ở người bình thường [1],[6],[11].
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization: WHO) tình trạng tăng huyết áp (THA) là phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên toàn cầu năm 2018 có khoảng 1 tỷ người THA và dự kiến con số này sẽgia tăng lên khoảng 1,5 tỷ người vào năm 2025, đây cũng là nguyên nhân gây tửvong sớm khoảng 10 triệu người năm 2015 [15]. Ở Việt Nam, theo niên giám thốngkê y tế năm 2016 ghi nhận THA đứng hàng thứ 4 trong 10 nguyên nhân mắc bệnhhàng đầu chiếm 18,9%.
Việc kiểm soát THA trong dân số khá phức tạp vì được thựchiện qua nhiều giai đoạn, ưu tiên số một là phòng ngừa từ ban đầu, nếu không phảichẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa các tổn thương cơ quan đích có thể xảy ranhư não, tim, mạch máu, thận và mắt. Trong nghiên cứu của Redon và cs (2006) ởbệnh nhân THA nguyên phát ở độ tuổi từ 18 trở lên ở Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ tổnthương thận (với mức lọc cầu thận <90ml/phút/1,73m2) do THA là 41,7%[1],[2],[15],[88]. Theo Hệ thống dữ liệu về bệnh thận Hoa Kỳ (The UnitedStates Renal Data System: USRDS) năm 2019 thì trong năm 2017 có 124.500 trườnghợp mắc mới bệnh thận mạn giai đoạn cuối, còn năm 2018 thì tăng lên thành 125.408 ca; tốc độ gia tăng là 340 ca/1.000.000 dân Hoa Kỳ năm 2017 mặc dù tốc độnày đã giảm nhưng bệnh thận mạn giai đoạn cuối vẫn tiếp tục gia tăng khoảng 2,6% từ năm 2016 mà trong đó THA là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 sau đái tháo đường gây ra bệnh thận mạn và làm tiêu tốn khoảng 120 tỷ đô la trong năm 2017 nhằm duy trì sự sống cho những bệnh nhân này [119]. Do đó, việc phát hiện sớm những thay2 đổi trên thận ở bệnh nhân THA bằng cách đánh giá độ lọc cầu thận là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, có giá trị dự báo cho bệnh lý và tử vong trong tương lai[109].
Hiện nay, việc sử dụng albumin niệu hay creatinin huyết thanh trong đánh giá mức lọc cầu thận là thường qui trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Tuy có nhiều công thức ước đoán độ lọc cầu thận dựa vào creatinin nhưng vẫn còn mộtsố hạn chế dẫn tới có sự khác biệt với độ lọc cầu thận thực sự trên đối tượng được
đo. Việc đánh giá chức nặng lọc của cầu thận tương đối chính xác khi dựa vào một số chất ngoại sinh (như inulin, các đồng vị phóng xạ,…) khi đưa vào cơ thể thì được lọc hoàn toàn ở tại đây và không được tái hấp thu hay bài tiết tại ốngthận. Nhưng trên thực tế, các phương pháp dựa này ít khi được sử dụng một cáchthường qui vì thực hiện phức tạp, giá thành cao,…[26],[55],[56],[80].Kể từ khi được phát hiện vào năm 1985, cáccông trình nghiên cứu trên thế giớicho thấy cystatin C huyết thanh là một protein có trọng lượng phân tử thấp13.500 daltons, được các tế bào có nhân trong cơ thể sản xuất với tốc độ hằng định. Cystatin C có đặc điểm là tích điện dương ở pH sinh lý, được lọc tự do qua cầu thận, được táihấp thu và chuyển hóa hoàn toàn ở ống lượn gần và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi tác, giới tính, tình trạng viêm nhiễm. Mặc dù độ thanh lọc của cystatin C không
thể đo được nhưng nồng độ của nó trong huyết thanh phản ánh sự thay đổi độ lọc cầuthận (Glomerular Filtration Rate: GFR) rất sớm nên nhiều tác giả đã đề nghị xem nồng độ cystatin C như là một chỉ số chức năng thận rất nhạy trong huyết thanh để đánh giágiảm độ lọc cầu thận [47],[48],[80],[100]. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy cystatin C huyết thanh là một dấu ấn sinh học có thể dùng trong lâm sàng hằng ngày khi ước đoán độ lọc cầu thận do có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương cũng nhưng hiệu quả chẩn đoán cao hơn creatinin. Đặc biệt cystatin C có thể phát hiện sớm sự suy giảm độ lọc cầu thận trong khi creatinin huyết thanh, albumin niệu còn nằm trong giới hạn bình thường [55],[56],[80].3
Tuy nhiên, cystatin C huyết thanh còn chưa được dùng để đánh giá chức năng lọc cầu thận trên bệnh nhân tăng huyết áp ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh trong bệnh tăng huyết áp”.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá vai trò, giá trị của cystatin C huyết thanh và các công thức ước đoán độ lọc cầu thận dựa vào cystatin C huyết thanh và creatinin huyết thanh so với độ lọc cầu thận chuẩn đo bằng 99mTechnetium – DTPA trong việc phát hiện sớm sự suy giảm độ lọc cầu thận trong bệnh tăng huyết áp.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định giá trị trung bình của các chỉ số chức năng thận bao gồm:cystatin C huyết thanh, creatinin huyết thanh, độ thanh lọc creatinin 24 giờ, độ lọc cầu thận ước đoán theo các công thức dựa vào creatinin huyết thanh và cystatin C huyết thanh.
2. Khảo sát mối tương quan giữa các giai đoạn tăng huyết áp với cystatinC huyết thanh, creatinin huyết thanh, các mức độ đạm niệu, các mức độ GFR.
3. Xác định điểm cắt ROC, tính độ nhạy, độ đặc hiệu của cystatin C huyết thanh, creatinin huyết thanh, độ lọc cầu thận ước đoán theo các công thức dựa vào creatinin huyết thanh và cystatin C huyết thanh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt và đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt
Danh mục các bảng
Danh mục hình
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………. …1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 4
1.1 Siêu lọc cầu thận …………………………………………………………………………. 4
1.2 Độ lọc cầu thận……………………………………………………………………………. 4
1.3 Độ thanh lọc creatinin và độ lọc cầu thận……………………………………….. 8
1.4 Cystatin C huyết thanh và độ lọc cầu thận…………………………………….. 12
1.5 Đo độ lọc cầu thận bằng kỹ thuật phóng xạ ………………………………………..19
1.6 Tăng huyết áp……………………………………………………………………………. 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 32
2.1 Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………… 32
2.2 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………32
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………….………………………32
2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu……………………………………………….32
2.5 Biến số nghiên cứu……………………………………………………34
2.6 Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………… 45
2.4. Đạo đức y học trong nghiên cứu.…………………………..…………..47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 51
3.1. Đặc điểm của kết quả nghiên cứu……………….………….…….…..51
3.2. Kết quả về các chỉ số chức năng thận ………………………………………….. 543.3. Mối tương quan giữa các giai đoạn tăng huyết áp với cystatin C huyết thanh,
creatinin huyết thanh, các mức độ đạm niệu, các mức độ GFR.. ……….……..68
3.4. Khảo sát độ nhạy, độ đặc hiệu của các chỉ số chức năng
thận……………………………………..……….…………………………84
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 90
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 127
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1: Phiếu thu thập số liệu
2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
3: Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia
nghiên cứu
4: Giấy chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
5: Giấy chứng nhận trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm TP.HC